Đối tượng và phạm vi thanhtra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 34 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.4.1. Đối tượng và phạm vi thanhtra

Một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành là đối tượng, phạm vi thanh tra. Từ khái niệm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đã nêu ở mục 1.1.1 cho thấy, nếu như hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành với các đối tượng trực thuộc thì hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong phạm vi quản lý của bộ ngành và chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành25. Phạm vi hoạt động của mỗi loại thanh tra chuyên ngành cụ thể được xác định bởi mỗi lĩnh vực cụ thể26. Thanh tra Sở GD&ĐT là cơ quan vừa có chức năng thanh tra hành chính, vừa có chức năng thanh tra chuyên ngành nên đối tượng và nội dung hoạt động thanh tra có thể chia thành hai nhóm tương ứng với hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Thứ nhất, đối tượng thanh tra hành chính của Thanh tra Sở GD&ĐT là cơ

quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc quyền quản lý của Sở GD&ĐT. Trong Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở Giáo dục và Đào tạo thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) tại Điều 4 có quy định các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT bao gồm:

- Các phòng thuộc Sở GD&ĐT được chia làm 02 loại là: các phòng được thành lập thống nhất ở các Sở GD&ĐT như: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Chính trị, tư tưởng; và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác được thành lập phù hợp với đặc điểm của địa phương. Tùy vào từng địa phương số lượng, tên gọi của các phòng nghiệp vụ này là khác nhau. Tuy nhiên, số lượng của các phòng nghiệp vụ này tối đa theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV là không quá 05.

- Các cơ sở Giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT, gồm: Trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập

25 Nguyễn Tất Năm (2012), Hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.6.

26 Phan Trung Lý (2010), “Thanh tra chuyên ngành: Khái niệm, tổ chức, hoạt động”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (12), tr.14.

của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý Giáo dục tỉnh; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp trung học phổ thông; trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm Giáo dục thường xuyên; trung tâm ngoại ngữ, tin học; trường, lớp dành cho người khuyết tật; trường, cơ sở thực hành sư phạm và các cơ sở Giáo dục trực thuộc khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT (Nghị định 42/2013/NĐ-Chính Phủ).

Hoạt động thanh tra đối với nhóm đối tượng này thể hiện mối quan hệ hành chính, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát giữa cơ quan cấp trên là Sở GD&ĐT đối với các cơ quan cấp dưới, giữa cơ quan có thẩm quyền quản lý với cơ quan chịu sự quản lý. Nội dung là thanh tra xem xét, đánh giá trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc với các tiêu chí như: tuân thủ các chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật, thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Nhờ hoạt động thanh tra sẽ làm trong sạch bộ máy, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành của Sở GD&ĐT.

Thứ hai, đối tượng và phạm vi thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở GD&ĐT là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi

quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT. Theo Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT- BGDĐT - BNV, Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về GD&ĐT ở địa phương. Và theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2013/TT- BGDĐT thì đối tượng thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở GD&ĐT là: các phòng GD&ĐT trực thuộc Sở GD&ĐT; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương (như các cơ sở Giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài về Giáo dục hoạt động tại địa phương hoặc Tổ chức, cá nhân hoạt động đưa người đi Đào tạo ở nước ngoài theo chương trình Giáo dục phổ thông, Giáo dục đại học và sau đại học, Giáo dục nghề nghiệp cho công dân Việt Nam).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)