7. Bố cục của luận văn
1.4.2. Hình thức thanhtra
Điều 37, Luật thanh tra năm 2010 quy định có những hình thức thanh tra sau: thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Trong đó, thanh tra thường xuyên là một hình thức mới được Luật thanh tra năm 2010 bổ sung.
Hoạt động thanh tra theo kế hoạch được thực hiện căn cứ vào chương trình kế hoạch thanh tra hằng năm được phê duyệt. Với hình thức này, cơ quan thanh tra có nhiều thuận lợi trong công tác chuẩn bị trước khi tiến hành cuộc thanh tra, chủ động về thời gian, con người.
Hoạt động thanh tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hình thức này chủ yếu được sử dụng để giải quyết những vấn đề cấp bách, mới phát sinh.
Hoạt động thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Các hình thức thanh tra theo Luật Thanh tra năm 2010 nêu trên, theo tác giả, gần với khái niệm “phương pháp thanh tra” hơn vì phương pháp là cách thức tiến hành công việc27. Trong khi đó, theo tác giả, khái niệm hình thức là sự thể hiện ra bên
ngoài của sự vật, hiện tượng, là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt động28 nên có một khái niệm khác gần với khái niệm hình thức thanh tra hơn là hoạt động thanh tra theo Đoàn và hoạt động thanh tra độc lập của Thanh tra viên nhưng lại không được thể hiện như là hình thức thanh tra trong Luật29. Thiết nghĩ, nếu hai hình thức này được quy định tập trung trong Luật thì sẽ thể hiện rõ hơn hoạt động thanh tra.
Hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra Sở GD&ĐT chỉ được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo Đoàn. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở GD&ĐT được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo Đoàn hoặc Thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải xem xét theo Luật, theo đó hoạt động thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT được thực hiện theo ba hình thức thanh tra kể trên. Trong đó, hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra Sở GD&ĐT được tiến hành
27 Viện Ngôn ngữ Việt nam (2013), Từ điển Tiếng Viết, NXB, Từ điển Bách Khoa, tr.646. 28 Viện Ngôn ngữ Việt nam (2013), tlđd (27), tr.343.
theo hai hình thức là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Còn hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở GD&ĐT có thể được thực hiện dưới cả ba hình thức trên.
Ngoài ra, căn cứ vào Luật Thanh tra năm 2010; Thông tư số 01/2014/TT- TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra và Công văn số 2886/TTCP-KHTCTH ngày 31/10/2016 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2017, để thực hiện mục đích và nội dung của Thanh tra Sở GD&ĐT còn có hình thức thanh tra vụ việc và thanh tra theo chuyên đề. Thanh tra theo chuyên đề là hoạt động thanh tra theo các nội dung: thanh tra chất lượng học tập của học sinh; thanh tra giảng dạy của giáo viên; thanh tra công tác quản lí; thanh tra các kì thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và thi tuyển vào các trường; thanh tra việc thực hiện chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp30.
Thanh tra vụ việc là hoạt động thanh tra được tiến hành khi xảy ra một vụ việc có khả năng vi phạm quy định pháp luật, cần thanh tra làm rõ để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Hiện nay, để tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, công tác thanh tra đổi mới theo hướng tăng cường thanh tra theo chuyên đề, giảm thanh tra vụ việc, chú trọng thực hiện tốt mục tiêu của thanh tra là tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật.