Những giải pháp chung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 65)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Những giải pháp chung

Ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, tác giả xin trình bày thêm một số các giải pháp chung nhằm góp phần kiện toàn cơ cấu tổ chức cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra Sở nói chung và của Thanh tra Sở GD&ĐT nói riêng, như sau:

2.3.1. Tăng cường mối quan hệ giưa Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo với Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Như trên đã nói, Thanh tra Sở GD&ĐT vừa chịu sự quản lý về mặt hành chính của Thanh tra tỉnh vừa chịu sự quản lý về chuyên ngành của Thanh tra Bộ GD&ĐT. Vì vậy để Thanh tra Sở GD&ĐT nói chung và mỗi công chức thanh tra của Thanh tra Sở nói riêng hoàn thành tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, theo tác giả cần phải:

59 http://m.phunuonline.com.vn/thoi-su/phap-luat/hieu-truong-boi-thu-giao-vien-khoc-tham-76618/, truy cập ngày 20/8/2017.

Một là, cần tăng cường mối quan hệ giữa Thanh tra Sở GD&ĐT với Thanh tra tỉnh. Theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP, Thanh tra Sở chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh và có nghĩa vụ báo cáo với Thanh tra tỉnh, nhưng hiện nay mối quan hệ này còn mờ nhạt, chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù được Luật Thanh tra năm 2010 giao nhiệm vụ hướng dẫn công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính, phối hợp với các tổ chức liên quan hướng dẫn chế độ, chính sách, tổ chức, biên chế cho Thanh tra Sở nhưng thực tế sự tác động của Thanh tra tỉnh chỉ ở mức thống nhất trong việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Sở, thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên mà chưa có những tác động để giúp Thanh tra Sở kiện toàn cơ cấu tổ chức, chưa kịp thời tổ chức những lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Do vậy, cần tăng cường mối quan hệ giữa Thanh tra Sở và Thanh tra tỉnh trong việc đề nghị Sở GD&ĐT tăng cường biên chế để bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh tra tại Sở GD&ĐT. Đồng thời, Thanh tra tỉnh cần thường xuyên và kịp thời tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, tổ chức các đợt bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên cho công chức thanh tra.

Hai là, tăng cường mối quan hệ giữa Thanh tra Sở và Thanh tra Bộ. Đây là

mối quan hệ trong ngành, vừa mang tính chất nội bộ vừa mang tính chất giữa cơ quan trung ương với cơ quan địa phương. Trong mối quan hệ này, Thanh tra Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ hướng dẫn công tác thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở GD&ĐT. Tuy nhiên mối quan hệ về nghiệp vụ này còn mang nặng tính hình thức. Về cơ cấu tổ chức, Thanh tra viên là nhân tố quan trong trong hoạt động thanh tra mà Thanh tra Bộ GD&ĐT không có thẩm quyền và vai trò trong việc bổ nhiệm Thanh tra viên cũng như củng cố về tổ chức của Thanh tra Sở GD&ĐT. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục thì mối quan hệ giữa Thanh tra Bộ GD&ĐT và Thanh tra Sở GD&ĐT cần được tăng cường thông qua việc Thanh tra Bộ thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, các hoạt động trao đổi nghiệp vụ thanh tra để nâng cao kiến thức, kĩ năng năng chuyên môn nghiệp vụ cho công thức thanh tra. Đồng thời, Thanh tra Bộ GD&ĐT trả lời nhanh chóng, kịp thời các thắc mắc, đề nghị của Thanh tra Sở GD&ĐT để không ảnh hưởng đến hoạt động, thời hạn thanh tra.

2.3.2. Bồi dưỡng đạo đức và kỹ năng cho Thanh tra viên

Trong xã hội hiện nay, hơn bao giờ hết, đạo đức đang là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực công, đạo đức công vụ là yếu tố quan trọng để đảm

bảo một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Trong hoạt động của ngành thanh tra nói chung và thanh tra giáo dục nói riêng, có thật khó tránh những tiêu cực, tham nhũng. Nhiều đối tượng thanh tra sẵn sàng chi để cơ quan thanh tra, người có thẩm quyền thanh tra bỏ qua những sai sót, vi phạm. Để công tác thanh tra đạt hiệu quả, tránh tiêu cực, tham nhũng ngoài việc ban hành những quy định pháp luật về đạo đức công vụ thì mỗi công chức thanh tra cần phải không ngừng rèn luyện, xây dựng bản thân. Vì vậy, tác giả đề xuất một giải pháp tiếp theo như sau: ngoài việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra, Thanh tra viên còn phải không ngừng trau dồi về đạo đức công vụ và bồi dưỡng kỹ năng. Đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực quy

định nhận thức và hành động được xem là tốt hay xấu, là nên làm hay không nên làm trong hoạt động của công vụ của công chức nói chung và công chức thanh tra nói riêng nhằm xây dựng một nền công vụ trách nhiệm, chuyên nghiệp, trong sạch, công tâm. Do đó, công tác bồi dưỡng về đạo đức công vụ là yêu cầu cơ bản, cần được tổ chức thường xuyên cho công chức Thanh tra Sở GD&ĐT.

Trong công vụ thanh tra để thực hiện tốt ngoài việc phải vững về nghiệp vụ công tác thanh tra thì còn đòi hỏi công chức thanh tra phải có nhiều loại kỹ năng khác nhau. Như công chức Thanh tra Sở GD&ĐT cần phải giỏi về dự thảo và viết báo cáo công tác thanh tra, kết luận thanh tra, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở; phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thanh tra theo kế hoạch; phải xử lý tình huống thanh tra đột xuất; phải tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân;… Vì vậy, công chức thanh tra cần có nhiều kỹ năng khác nhau để thực hiện tốt các công việc trên. Để có kỹ năng, một mặt các công chức thanh tra phải nổ lực học hỏi và rèn luyện từ hoạt động thực tiễn, mặt khác, việc tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho lực lượng này là không thể thiếu. Cần đưa những kỹ năng như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, soạn thảo văn bản, xử lý tình huống, giao tiếp… vào chương trình bồi dưỡng cho công chức thanh tra nói chung và Thanh tra Sở GD&ĐT nói riêng.

2.3.3. Thực hiện tốt công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Đây là hoạt động quan trọng cần thiết để nhìn lại những kết quả đạt được và chưa đạt được, qua đó đề xuất những biện pháp, điều chỉnh để hoàn thiện về mặt tổ chức, quy định và nâng cao hiệu quả công việc. Trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra Sở GD&ĐT nói riêng cũng vậy, các cơ quan thanh tra cấp trên

tra hằng năm hoặc ít nhất là 02 năm 1 lần để lấy ý kiến của các địa phương. Các đơn vị báo cáo hoạt động, không chỉ là báo cáo thành tích, cần chú trọng đến những hạn chế, những vấn đề chưa thực hiện được, đưa ra những nguyên nhân và giải pháp phù hợp để mà có những sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định cho phù hợp với thực tế và yêu cầu công tác thanh tra. Đồng thời có những điều chỉnh kịp thời về nhận thức hoạt động thanh tra giáo dục của cơ quan thanh tra ở địa phương, đi đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra, tránh nhầm lẫn giữa hoạt động thanh tra chuyên môn và hoạt động thanh tra quản lý.

Kết luận chương 2

Trong những năm vừa qua, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về hoạt động thanh tra, theo tinh thần Nghị định số 42/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra của các Sở GD&ĐT đã có bước chuyển biến tích cực trong hoạt động thanh tra giáo dục và có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả rất quan trọng góp phần giữ vững nề nếp, kỷ cương trong hoạt động GD&ĐT của các tỉnh và thành phố.

Tuy nhiên, hiệu quả thanh tra tại các Cơ sở Giáo dục chưa đạt được kết quả cao, chất lượng còn nhiều hạn chế, tồn tại và chưa bắt nhịp được yêu cầu đổi mới công tác thanh tra trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt là sự thay đổi lớn của Giáo dục trong thời gian gần đây. Có nhiều nguyên nhân tác động và ảnh hưởng đến sự hạn chế, trong đó nguyên nhân căn bản nhất là công tác quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo chưa ngang tầm, còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc đổi mới hoạt động Thanh tra Sở GD&ĐT tại các tỉnh, thành phố là vấn đề trọng yếu, là những yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý của Sở GD&ĐT, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và thực hiện đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với GD&ĐT. Đồng thời, đổi mới hoạt động thanh tra tại các cơ sở Giáo dục được hiệu quả, tốt hơn, gắn với thực tế nhà trường hơn.

KẾTLUẬN

Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là một khâu trong chu trình quản lý nhà nước, là yếu tố cấu thành trong hoạt động quản lý nhà nước, là phương thức và nội dung quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thanh tra Giáo dục có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng Giáo dục của toàn ngành. Thời gian vừa qua, Thanh tra Giáo dục có nhiều đổi mới theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra Giáo dục. Hoạt động thanh tra Giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra quản lý nhằm tác động vào cả hệ thống. Đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra được bổ sung, kiện toàn, nâng cao chất lượng. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo từng bước được chuẩn hóa. Tuy vậy, tổ chức và hoạt động thanh tra Giáo dục cũng còn không ít bất cập, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới hoạt động ngành thanh tra hiện nay.

Từ thực tiễn công tác tổ chức và hoạt động thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với cơ sở khoa học về tổ chức, hoạt động thanh tra tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo trong tình hình mới là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn để luận giải cho quá trình hoàn thiện, phát triển công tác thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo. Cần có những định hướng và bước đi cụ thể cho hoạt động thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo của ngành thanh tra trên cơ sở tiếp thu những thành tựu mới của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước nhưng cũng phải có sự kế thừa xứng đáng những kinh nghiệm của các thế hệ của ngành thanh tra. Hoạt động thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo vừa hướng ra bên ngoài xã hội vừa tập trung vào chính bên trong bộ máy quản lý nhằm phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, các cơ quan thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo có thể vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt các giải pháp mà đề tài đã đề ra để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới, thực sự là một công cụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn kiệnĐảngCộngsảnViệt Nam

1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1991;

2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996;

3. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000; 4. Văn kiện đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X,

XI), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2013;

B. Văn bảnphápluật

5. Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015; 6. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;

7. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009);

8. Nghị định số 244-HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 về tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra;

9. Nghị định số 358-HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1992 về tổ chức hoạt động của Thanh tra giáo dục;

10. Nghị định số 101/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2002 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục;

11. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

12. Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục;

13. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

14. Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về quản lý nhà nước về giáo dục;

15. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

16. Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;

17. Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2002 về quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

18. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục;

19. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;

20. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

21. Nghị định 92/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2014 sửa đổi Khoản 1 Điều 16 Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;

22. Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 về quy định việc thực hiện kết luận thanh tra;

23. Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

24. Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

25. Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục

26. Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;

27. Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 24 tháng 01 năm 2014 quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;

28. Thông tư số 09/2014/TT-TTCP quy định tiêu chuẩn chức danh Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

29. Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16/9/2014 sửa đổi Điều 2 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;

30. Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLTBDGĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)