7. Bố cục của luận văn
2.2.4. Thực trạng phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thanhtra
pháp hoàn thiện
2.2.4.1. Thực trạng phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Giáo dục và đào tạo
Hoạt động thanh tra chuyên ngành gắn liền với việc thực hiện các quy định pháp luật về chuyên môn, các quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng quản lý. Bản chất của hoạt động thanh tra chuyên ngành là để đảm bảo các quy định pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực phải được tuân thủ. Chính vì vậy, thẩm quyền trong hoạt động thanh tra chuyên ngành gắn liền với việc xử lí vi phạm hành chính và yêu cầu phải kịp thời trong việc phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm để đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý.
Qua hoạt động thanh tra chuyên ngành, các Thanh tra Sở GD&ĐT đã phát hiện và xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục. Như trong năm 2015 Thanh tra Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng quyết định xử phạt nhiều cơ sở, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. Chủ yếu các cơ sở sai phạm bị phạt do người dạy thêm không đúng tiêu chuẩn theo quy định. Cụ thể, có 5 cơ sở tổ chức dạy thêm học thêm không đúng quy định, phạt 6 triệu đồng/cơ sở. Thanh tra Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng cũng xử phạt 8 cá nhân tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học khi chưa được cấp phép. Mỗi cá nhân vi phạm bị phạt từ 2 - 6 triệu đồng.56 Hoặc tại tỉnh Gia Lai trong năm 2016, Thanh tra Sở vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 giáo viên dạy thêm cấp tiểu học trên địa bàn
56 http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/da-nang-xu-phat-nhieu-co-so-day-them-khong-dung-tieu-chuan- quy-dinh, truy cập ngày 20/08/2017.
thành phố Pleiku vì 3 giáo viên này đã tổ chức dạy thêm tại nhà cho học sinh tiểu học, mức xử phạt là 4 triệu đồng/giáo viên.57
2.2.4.2. Những hạn chế về phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Giáo dục và đào tạo và giải pháp hoàn thiện
Thực tế cho thấy, việc phát hiện sai phạm và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn nhiều hạn chế như sau:
Thứ nhất, việc phát hiện sai phạm và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục mới chỉ tập trung vào một số nội dung, chưa bao quát hết những nội dung khác của quản lý nhà nước trong ngành giáo dục. Nội dung thanh tra chủ yếu tập trung vào một số vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, vấn đề dễ gây bức xúc trong dư luận xã hội như dạy thêm, học thêm, thu chi ngoài quy định, chế độ chính sách với cán bộ, giáo viên, tuyển dụng công chức, viên chức.
Thứ hai, việc phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm hành chính của các Thanh tra
Sở GD&ĐT chưa phản ánh đúng tình hình vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Có những vụ việc thưa kiện kéo dài suốt hai, ba năm như vụ việc xảy ra tại trường THPT Gò Vấp nhưng vẫn không được ngành giáo dục ở địa phương giải quyết đến nơi đến chốn; thậm chí có những trường hợp không giải quyết, chậm giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu tình đạt lý, khiến mọi người khó nghĩ khác hơn là có sự dung túng, bao che.
Như đã ví dụ ở trên, tại trường THPT Gò Vấp, TP.HCM, từ tháng 9 năm 2013 giáo viên phát hiện trường lạm thu của học sinh một khoản tiền lên đến 800 triệu đồng58. Là cơ quan quản lý nhà trường trực tiếp nhưng Sở GD&ĐT TP.HCM không thụ lý vụ việc, trong khi Quận ủy Gò Vấp đã đưa ra kết quả 5/7 vấn đề giáo viên tố cáo là đúng. Bà Chu Thị Phước Mỹ phải bồi hoàn số tiền là hơn 1,7 tỷ đồng. Quận ủy Gò Vấp đã có công văn yêu cầu Sở GD&ĐT TP.HCM thành lập đoàn thanh tra để tiếp tục xử lý vụ việc. Tuy nhiên, tính đến tháng 10 năm 2016 vụ việc vẫn chưa được giải quyết triệt để, khoản tiền hơn 1,7 tỷ toàn thể giáo viên trong
57 http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/3-giao-vien-tieu-hoc-day-them-bi-xu-phat-hanh-chinh, truy cập ngày 20/08/2017.
58 http://phunuonline.com.vn/giao-duc/xu-ly-sai-pham-theo-kieu-so-giao-duc--dao-tao-tphcm-86214/, truy cập ngày 20/8/2017.
trường không hề biết đã được xử lý ra sao, bồi hoàn hay chưa mặc dù bà Mỹ đã về hưu vào tháng 9 năm 2015.
Tương tự, tại trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM, tháng 3/2014 giáo viên tố cáo hiệu trưởng có nhiều sai phạm trong vấn đề dạy học mà vẫn hưởng phụ cấp ưu đãi, lạm thu tiền học nghề của học sinh59,…Vụ kiện kéo dài nhưng không được Sở GD&ĐT quan tâm giải quyết. Trong khi mọi chuyện vẫn lửng lơ thì ông hiệu trưởng đã chuyển sang một trường khác và tiếp tục làm hiệu trưởng.
Để khắc phục những hạn chế trên, tác giả kiến nghị giải pháp sau:
Hiện nay, Luật Thanh tra năm 2010 đã có quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Tuy nhiên, đối với trường hợp cơ quan thanh tra không tiến hành thanh tra để xử lí những vi phạm của đối tượng thanh tra như trường hợp đã nêu trên, những vi phạm vẫn cứ kéo dài và không bị xử phạt thì lại chưa có cơ chế giám sát và chế tài cho cơ quan thanh tra. Theo tác giả, cần xây dựng cơ chế giám sát của cơ quan cấp trên trực tiếp của Thanh tra Sở nói chung và Thanh tra Sở GD&ĐT nói riêng là Sở GD&ĐT và Thanh tra tỉnh để tăng trách nhiệm công tác thanh tra và cần có chế tài đối với các cơ quan thanh tra không hoàn thành hoặc không thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình.