7. Bố cục của luận văn
2.1.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Thanhtra Sở Giáo dục và Đào tạo và giả
giải pháp hoàn thiện
Ðến nay, hệ thống thanh tra Giáo dục từ Bộ đến cơ sở đã rõ nét cả về bộ máy lẫn chức năng nhiệm vụ. Căn cứ vào quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 42/2013/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Thanh Tra Sở GD&ĐT của các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên; được thể hiện như sơ đồ dưới đây:
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo
Chánh thanh tra
Thanh Tra viên Chuyên viên
Về cơ cấu lãnh đạo, theo số liệu thống kê cho thấy, đội ngũ lãnh đạo Thanh tra Sở GD&ĐT ngày càng được tăng cường và củng cố. Nhưng cũng theo số liệu số lượng cán bộ trong tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT đã nêu ở Bảng 2.1 (xem Phụ lục), dễ dàng nhận thấy rằng số lượng công chức thanh tra của các tỉnh, thành phố không đồng đều. Đối với những thành phố trực thuộc trung ương thì số lượng công chức thanh tra lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh thành khác trên cả nước. Như Thanh tra Sở GD&ĐT ở TP.HCM và Hà Nội có biên chế là 12 nhân sự, trong đó có 01 Chánh thanh tra, 03 Phó chánh thanh tra giúp việc và hỗ trợ trực tiếp cho Chánh Thanh tra, theo đó mỗi Phó chánh thanh tra sẽ phụ trách chung công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại… tại các địa bàn quận theo phân công; bên dưới đó là Thanh tra viên gồm 05 người và 03 người còn lại là các Chuyên viên của phòng. Trong khi đó, một số tỉnh thành phố như Hải Phòng, Bắc Kạn số lượng thanh tra chỉ có 3 người, 01 Chánh thanh tra, 01 Phó chánh thanh và chỉ có 1 thanh tra viên (xem Phụ lục). Với cơ cấu tổ chức nhân sự như các tỉnh, thành phố này thì số lượng thanh tra viên còn thiếu khá nhiều. Mặt khác, hiện nay tại một số Sở GD&ĐT tồn tại tình trạng số nhân sự là lãnh đạo ở hai sở này còn nhiều hơn nhân viên. Như ở Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, phòng thanh tra có 4 công chức và cả 4 đều là lãnh đạo, gồm 1 chánh thanh tra và 3 phó chánh thanh tra. Cũng giống Vĩnh Phúc, Thanh tra Sở GD&ĐT Hải Phòng chỉ có 1 Chánh Thanh tra và 1 Phó chánh Thanh tra (xem Phụ lục), như vậy 100% công chức làm lãnh đạo. Dù luật có quy định về số lượng cấp phó tới cấp sở, chưa có quy định tới cấp phòng, nhưng nếu cấp phòng có toàn lãnh đạo thì chắc chắn không có chuyên viên để làm việc.Vì vậy, đây là bất cập trong cơ cấu tổ chức, cần sớm điều chỉnh.
Về cơ cấu ngạch công chức, trong tổng số công chức thanh tra chỉ tiêu cho
từng Sở sẽ chia ra gồm Thanh tra viên chính, Thanh tra viên, chuyên viên và nhân viên hợp đồng. Cùng với lãnh đạo cơ quan thanh tra, Thanh tra viên là nhân tố quan trọng trong tổ chức của các cơ quan thanh tra, quyết định hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra. Bởi đây là lực lượng đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn đặc thù của nghiệp vụ thanh tra, được pháp luật giao cho các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chuyên biệt mà các công chức thanh tra khác không có, là lực lượng chủ chốt thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Mặc dù vậy, đến nay vẫn còn nhiều Thanh tra Sở GD&ĐT chưa bổ nhiệm đươc Thanh tra viên. Thực trạng này làm cho việc triển khai hoạt động thanh tra rất hạn chế, đặc biệt là trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Từ thực trạng trên, tác giả xin kiến nghị giải pháp hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, cần điều chỉnh nhiệm vụ của Thanh tra bộ theo hướng tăng cường
phối hợp của Thanh tra bộ trong việc kiện toàn tổ chức của Thanh tra Sở vì hiện nay việc một số Thanh tra Sở GD&ĐT ở các tỉnh chưa hoàn thiện về tổ chức (thiếu nhân sự, không có Chánh Thanh tra, Thanh tra viên- xem Phụ lục) ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thanh tra chuyên ngành.
Thứ hai, hoàn thiện cơ cấu chức danh, ngạch công chức trong cơ quan thanh
tra của Sở GD&ĐT. Đối với lãnh đạo Thanh tra Sở GD&ĐT cần quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra, phải là công chức thuộc ngạch thanh tra (như Thanh tra viên chính, Thanh tra viên). Riêng với chức danh Chánh Thanh tra cần phải có kinh nghiệm trong công tác quản lý ít nhất là 05 năm. Đối với thanh tra viên cần có trình độ cử nhân luật trở lên để đáp ứng yêu cầu công tác.