Bồi dưỡng đạo đức và kỹ năng cho Thanhtra viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 66 - 67)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Bồi dưỡng đạo đức và kỹ năng cho Thanhtra viên

Trong xã hội hiện nay, hơn bao giờ hết, đạo đức đang là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực công, đạo đức công vụ là yếu tố quan trọng để đảm

bảo một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Trong hoạt động của ngành thanh tra nói chung và thanh tra giáo dục nói riêng, có thật khó tránh những tiêu cực, tham nhũng. Nhiều đối tượng thanh tra sẵn sàng chi để cơ quan thanh tra, người có thẩm quyền thanh tra bỏ qua những sai sót, vi phạm. Để công tác thanh tra đạt hiệu quả, tránh tiêu cực, tham nhũng ngoài việc ban hành những quy định pháp luật về đạo đức công vụ thì mỗi công chức thanh tra cần phải không ngừng rèn luyện, xây dựng bản thân. Vì vậy, tác giả đề xuất một giải pháp tiếp theo như sau: ngoài việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra, Thanh tra viên còn phải không ngừng trau dồi về đạo đức công vụ và bồi dưỡng kỹ năng. Đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực quy

định nhận thức và hành động được xem là tốt hay xấu, là nên làm hay không nên làm trong hoạt động của công vụ của công chức nói chung và công chức thanh tra nói riêng nhằm xây dựng một nền công vụ trách nhiệm, chuyên nghiệp, trong sạch, công tâm. Do đó, công tác bồi dưỡng về đạo đức công vụ là yêu cầu cơ bản, cần được tổ chức thường xuyên cho công chức Thanh tra Sở GD&ĐT.

Trong công vụ thanh tra để thực hiện tốt ngoài việc phải vững về nghiệp vụ công tác thanh tra thì còn đòi hỏi công chức thanh tra phải có nhiều loại kỹ năng khác nhau. Như công chức Thanh tra Sở GD&ĐT cần phải giỏi về dự thảo và viết báo cáo công tác thanh tra, kết luận thanh tra, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở; phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thanh tra theo kế hoạch; phải xử lý tình huống thanh tra đột xuất; phải tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân;… Vì vậy, công chức thanh tra cần có nhiều kỹ năng khác nhau để thực hiện tốt các công việc trên. Để có kỹ năng, một mặt các công chức thanh tra phải nổ lực học hỏi và rèn luyện từ hoạt động thực tiễn, mặt khác, việc tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho lực lượng này là không thể thiếu. Cần đưa những kỹ năng như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, soạn thảo văn bản, xử lý tình huống, giao tiếp… vào chương trình bồi dưỡng cho công chức thanh tra nói chung và Thanh tra Sở GD&ĐT nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)