Thực trạng thực hiện thủ tục thanh tra, những hạn chế và và giải pháp hoàn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 57 - 63)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Thực trạng thực hiện thủ tục thanh tra, những hạn chế và và giải pháp hoàn

ngành giáo dục. Cụ thể là xây dựng quy trình, xây dựng kế hoạch thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đặc thù của Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh tra Sở GD&ĐT đối với thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục theo từng chuyên đề. Đồng thời, Thanh tra Sở GD&ĐT cần tăng cường các cuộc thanh tra đột xuất để giảm thiểu hình thức “đối phó” và tăng hiệu quả công tác thanh tra.

2.2.3. Thực trạng thực hiện thủ tục thanh tra, những hạn chế và và giải pháp hoàn thiện hoàn thiện

2.2.3.1. Thực trạng thực hiện thủ tục thanh tra

Qua thực tế khảo sát và báo cáo tại nhiều Thanh tra Sở GD&ĐT trên cả nước cho thấy, nhìn chung các cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đa số được thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật về thứ tự các bước thanh tra. Kế hoạch thanh tra của Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở GD&ĐT hàng năm phê duyệt. Tuy nhiên, nếu có phát sinh dấu hiệu vi phạm thì Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT hoặc Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ ban hành quyết định thanh tra, sau đó thành lập Đoàn thanh tra. Hiện nay, việc Chánh Thanh tra hay Giám đốc Sở ra quyết định thanh tra còn chưa có văn bản, quy định rõ ràng. Nhưng thực tế cho thấy, nếu một cuộc thanh tra mang tính chất phức tạp, cần huy động lực lượng nhiều cộng tác viên của các đơn vị, cần sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều cấp nghành thì Giám đốc Sở sẽ là người ban hành quyết định thanh tra.

2.2.3.2. Những hạn chế và và giải pháp hoàn thiện

Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:

Hạn chế thứ nhất là, chưa thực sự chú trọng đến việc phân công Thanh tra

viên tiến hành thanh tra độc lập. Đây là hạn chế lớn nhất của hoạt động thanh tra

của các thanh tra Sở GD&ĐT phổ biến hiện nay. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra các Sở GD&ĐT chủ yếu được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo đoàn, chưa thực sự chú trọng đến việc phân công Thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập nhằm nâng cao khả năng làm việc độc lập, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mỗi Thanh tra viên. Bởi hình thức Thanh tra viên thanh tra độc lập có rất nhiều ưu điểm và phù hợp với đặc thù là đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục như tăng tính linh hoạt, hiệu quả của hoạt động thanh tra, tiết kiệm được thời gian và nhân sự cho tổ chức thanh tra.

Còn tồn tại hạn chế trên là do: cơ cấu tổ chức của Thanh tra các Sở GD&ĐT

vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện nên tình trạng thiếu Thanh tra viên khá phổ biến trong các cơ quan thanh tra. Một số Thanh tra Sở GD&ĐT vẫn chỉ có một chuyên viên thanh tra, thậm chí không có Thanh tra viên nào nên không đủ nhân sự để Thanh tra viên có thể thanh tra độc lập. Đồng thời, tính chủ động của một số Thanh tra viên trong hoạt động thanh tra chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo, điều hành của trưởng cơ quan quản lý cùng cấp. Ngoài ra, năng lực của một số Thanh tra viên của Thanh tra Sở GD&ĐT chưa đáp ứng được yêu cầu của tính chất công việc trong khi pháp luật thanh tra lại chưa có quy định nào hướng dẫn quy trình cụ thể của việc thanh tra độc lập nói chung và thanh tra độc lập trong lĩnh vực giáo dục nói riêng đã gây khó khăn cho thanh tra viên tiến hành thanh tra.

Để khắc phục hạn chế trên, tác giả kiến nghị giải pháp sau: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra cho Thanh tra viên của Thanh tra Sở GD&ĐT. Nghiệp

vụ công tác thanh tra thể hiện qua quy trình, thủ tục, xử lý tình huống. Người hiểu biết pháp luật nhưng không giỏi về nghiệp vụ thì khi đi vào công việc thực tế cũng sẽ lúng túng, không đạt hiệu quả. Nghiệp vụ công tác thanh tra trong lĩnh vực giáo dục vừa nhiều vừa phức tạp nên trên thực tế nhiều Thanh tra viên khi thực hiện công vụ vì không nắm vững mà gặp nhiều lúng túng, ảnh hưởng đến tâm lý, giảm hiệu quả công tác, dẫn đến nhiều bất cập trong thực thi công vụ của Thanh tra viên.

Tổ chức huấn luyện, tâp huấn về nghiệp vụ công tác thanh tra ngành giáo dục là yêu cầu cấp bách cho công chức thanh tra giáo dục. Thành thạo nghiệp vụ công tác thanh tra là yêu cầu cơ bản của đội ngũ công chức thanh tra nói chung và công chức thanh tra ngành giáo dục nói riêng.

Hạn chế thứ hai là, thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời

gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời

của công tác quản lý nhà nước. Theo quy định, các cuộc thanh tra do Thanh tra sở

tiến hành không quá 30 ngày, ở miền núi biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. Như vậy thời hạn thanh tra được pháp luật thanh tra quy định chặt chẽ, rất cụ thể cho mỗi cuộc thanh tra hành chính khác nhau của các cấp, ngành khác nhau, từ trung ương đến địa phương, nội dung này được quy định cụ thể trong các quyết định thanh tra để các Đoàn thanh tra tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức thanh tra hành chính của các Sở GD&ĐT trong thời gian qua cho thấy việc nghiên cứu áp dụng quy định về thời hạn thanh tra hành chính như đã nêu trên của các Đoàn thanh tra còn có những thiếu sót, hạn chế đó là: việc chấp hành thời hạn hầu hết của các Đoàn thanh tra hành chính chưa thật sự nghiêm túc, còn để kéo dài thời gian ở các khâu tổ chức thanh tra trực tiếp và đặc biệt là chậm trễ trong khoảng thời gian tham mưu báo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra. Việc kéo dài thời gian của Đoàn thanh tra trước tiên thể hiện sự thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành thời hạn thanh tra do pháp luật thanh tra quy định, làm giảm hiệu quả, hiệu lực thanh tra trực tiếp của mỗi Đoàn thanh tra, ảnh hưởng không tốt đến đối tượng thanh tra và tiến độ thực hiện kế hoạch chung của cơ quan, đơn vị và toàn ngành.

Nguyên nhân của hạn chế này là do:

Một là, việc xây dựng, duyệt đề cương, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở

GD&ĐT còn thiếu chi tiết, cụ thể, khoa học dẫn đến việc tổ chức, thực hiện thanh tra trực tiếp gặp khó khăn, trở ngại, trong quá trình khảo sát để tham mưu quyết định thanh tra. Mặt khác, bộ phận chuyên môn chưa lượng hoá được hết các nội dung yêu cầu của cuộc thanh tra: như thời gian, nhân lực cần tiến hành với khối lượng công việc cần thanh tra, chưa dự báo hết được tình hình phát sinh và các điều kiện khách quan có thể xảy ra, nên khi tổ chức thanh tra trực tiếp thường gặp phải khó khăn vướng mắc, dẫn tới cuộc thanh tra kết thúc không đúng thời hạn như đã quy định, ở khâu này cũng có lỗi của người có thẩm quyền duyệt, ban hành quyết định thanh tra.

Hai là, thời hạn cuộc thanh tra trong lĩnh vực giáo dục bị kéo dài còn do

những trường hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra.

Để khắc phục những bất cập và hạn chế trên, tác giả kiến nghị những giải pháp sau:

Một là, người ra quyết định thanh tra phải có trách nhiệm xem xét các yếu tố

trong quyết định thanh tra: thời hạn thanh tra, nội dung thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải phù hợp với quy mô vụ việc, thực tiễn và đảm bảo đúng quy định pháp luật, tránh tình trạng khập khiễng. Đồng thời, coi trọng việc xây dựng, duyệt đề cương, kế hoạch thanh tra: kế hoạch thanh tra giáo dục phải chi tiết, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Trong quá trình tiến hành thanh tra trực tiếp, Trưởng đoàn thanh tra phải bám sát yêu cầu nội dung thanh tra để phân bổ thời gian, bố trí nhân lực có nghiệp vụ chuyên sâu, đồng đều, hợp lý, thực hiện đúng đề cương, kế hoạch, lịch công tác đã được phê duyệt. Song song với đó, cần có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với các trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra chấp hành đúng thời hạn thanh tra, thực hiện tốt nhiệm vụ đồng thời có chế tài cụ thể để xử lý nghiêm túc về kỷ luật hành chính, kỷ luật đảng đối với những Trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra không chấp hành thời hạn thanh tra, làm giảm hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra.

Hai là, pháp luật cần có những quy định về chế tài cụ thể đối với đối tượng

thanh tra có những hành vi chống đối, bất hợp tác, những hành vi nhằm kéo dài hoặc trì hoãn công tác thanh tra. Những hành vi này hầu như không bị xử lý hoặc không xử lý được vì thiếu chế tài. Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra của Thanh tra Sở GD-ĐT gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm học 2011- 2012, lãnh đạo Trường THPT Lê Lợi đã “đẻ” ra chiêu bài “xã hội hóa giáo dục”, núp bóng Ban Đại diện Hội Cha mẹ học sinh để thu hàng loạt khoản thu ngoài ngân sách, trái với quy định của ngành, của UBND tỉnh, dẫn đến tập thể giáo viên viết đơn tố cáo. Nghiêm trọng hơn là việc lãnh đạo trường đã “hô biến” hạnh kiểm của một số học sinh từ mức hạnh kiểm yếu lên hạnh kiểm khá để học sinh được chuyển trường êm đẹp, gây nhiều tranh cãi, bức xúc cho thầy cô và học sinh, buộc Thanh tra Sở phải vào cuộc. Theo kết quả thanh tra thì nhà trường đã có những sai phạm như: Báo cáo lên Sở nhiều khoản thu gian dối; việc mua bán không có chứng từ

thanh toán; đánh giá, xếp loại học sinh trong hồ sơ chuyển trường trái với Thông tư số 08/TT ngày 21-2-1988 của Bộ Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông…Lãnh đạo nhà trường đã cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian thanh tra và đã “qua mặt” Sở, báo cáo sai các khoản thu, cụ thể là năm học 2011-2012 thu 18 khoản, nhưng chỉ báo cáo lên Sở thu có 13 khoản. Tuy nhiên hành vi trì hoãn, kéo dài thời gian thanh kiểm tra hiện tại trong Luật Thanh tra chưa có quy định cụ thể thời gian cố tình trì hoãn là bao lâu thì sẽ có chế tài xử lý tương ứng. Vì vậy rất khó cho Thanh tra Sở GD&ĐT có thể xử lý hành vi vi phạm này, cản trở quá trình thanh tra của Sở GD&ĐT Gia Lai53.

Hạn chế thứ ba là, công tác xử lý sau thanh tra gặp nhiều khó khăn. Những

năm vừa qua, Thanh tra các Sở GD&ĐT đã tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, đặc biệt là thu hồi tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra cũng như việc xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân có vi phạm. Tuy nhiên, hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2015-2016, tổng số đơn thư các Sở GD&ĐT đã nhận được là 2.432, trong đó có 1.563 đơn đủ điều kiện, 1.514 đơn đã được giải quyết theo thẩm quyền, 49 đơn đang giải quyết. Trong đó, số đơn thư đã được giải quyết nhưng vẫn chưa thực hiện theo kết luận chiếm 9%54. Đơn cử như, khi tiến hành thanh tra Trường Trung cấp nghề Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM về xử lý sai phạm trong quản lý, điều hành tại Trường Trung cấp nghề Quang Trung. Một trong 4 nội dung mà Thanh tra Sở chỉ đạo Trường Trung cấp nghề Quang Trung là tổ chức thu hồi số tiền gần 648 triệu đồng do chi phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi 30% sai quy định kéo dài từ năm 2012 đến 2016, qua 3 đời hiệu trưởng. Việc sai phạm diễn ra nhiều năm là do bổ nhiệm một cán bộ không có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục nghề nghiệp nên việc điều hành của hiệu trưởng không quan tâm đến hội đồng trường, không thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, không quan tâm đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm định trường. Các cán bộ nhân viên của nhà trường cho rằng bản thân không nợ nên quận không được truy thu. Thậm chí có những cán bộ, nhân viên của

53Hậu thanh tra trường THPT Lê Lợi: Giáo viên đang bị xử ép? http://baogialai.com.vn/channel/1625/ 201203/hau-thanh-tra-truong-thpt-le-loi-giao-vien-dang-bi-xu-ep-2136942 (truy cập ngày 22/10/2017). 54 Thay đổi nhận thức đã nâng cao hiệu quả công tác thanh tra https://www.baomoi.com/thay-doi-nhan-thuc- da-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-thanh-tra/c/20398532.epi (truy cập ngày 22/10/2017).

nhà trường đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Điều này sẽ gây ra khó khăn lớn trong việc xử lý sau thanh tra là truy thu 648 triệu đồng55.

Nguyên nhân của hạn chế trên là: Pháp luật về Thanh tra còn thiếu quy định về

các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra và chưa có các văn bản hướng dẫn về thủ tục xử lý sau thanh tra. Pháp luật hiện hành cũng chưa xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, tương tự như cơ quan thi hành án để thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có cơ quan Thi hành án thi hành…

Vì vậy để thực hiện hiệu quả các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra, theo

tác giả, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là,hoàn thiện các quy định của pháp luật về thanh tra giáo dục và các

quy định của pháp luật về việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra: Các quy

định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể thực hiện quyền thanh tra giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra giáo dục chỉ có thể được thực hiện hiệu quả trên cơ sở những quy định pháp luật đầy đủ, đồng bộ. Cụ thể: Cần có quy định cụ thể về quy trình kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra thống nhất trong toàn ngành giáo dục; Quy định cụ thể về xử lý về trách nhiệm cá nhân đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính khi trong việc tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra; Có chế tài cụ thể về pháp luật, tài chính, xử phạt đủ mạnh trong việc xử lý các đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các kết luận thanh tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận thanh tra như cưỡng chế thi hành, phong toả tài khoản, cấm tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ kiến nghị thanh tra…

Đồng thời các vụ việc liên quan đến công tác xử lý sau thanh tra phải giao về cho Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT để các vụ việc được theo dõi, đôn đốc kịp thời hơn, không để kéo dài thời gian, gây khó khăn cho việc xử lý sau thanh tra.

Hai là, để các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra được thực hiện nghiêm

túc, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, ngoài những nỗ lực thực hiện các giải

55 Sau thanh tra nhân viên trường thành còn nợ http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/sau-thanh-tra-nhan-vien- truong-thanh-con-no-20171008211119899.htm (truy cập ngày 22/10/2017).

pháp trên của cơ quan thanh tra, thì cần có sự vào cuộc của các cấp các ngành, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan có liên quan ở các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh. Ví dụ như Thanh tra Sở GD&ĐT cần phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh cùng cam kết thực hiện quy chế trong công tác xử lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)