Thủ tục thanhtra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 37 - 40)

7. Bố cục của luận văn

1.4.3. Thủ tục thanhtra

Về cơ bản thủ tục thanh tra theo Đoàn của thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tương tự nhau về các bước thực hiện. Vì thế tác giả xin đề cập trong nghiên cứu về thủ tục thanh tra theo Đoàn chung cho cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Trong quá trình trình bày có những điểm khác nhau, tác giả sẽ phân tích những điểm khác nhau đó.

1.4.3.1. Thủ tục thanh tra theo Đoàn

Thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Thanh tra Sở GD&ĐT được quy định tại Điều 13 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP. Và thủ tục thanh

tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục được quy định tại Điều 16 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP, Điều 13 Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT. Theo đó, thủ tục thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục tương tự như hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành nói chung được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Thủ tục thanh tra theo Đoàn của Thanh tra Sở GD&ĐT được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghi định Số 07/2012/NĐ-CP), Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn về thủ tục và nội dung tiến hành một cuộc thanh tra (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2010/TT-TTCP) và Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT. Theo đó thủ tục thanh tra theo Đoàn được thực hiện theo các giai đoạn như sau:

- Ra quyết định thanh tra: Đây là điểm quan trọng nhất vì mọi hoạt động thanh

tra hành chính đều phải do Đoàn thanh tra thực hiện dựa trên quyết định thanh tra. Giai đoạn này kéo dài từ khi ra quyết định thanh tra đến khi công bố quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra.

- Tiến hành thanh tra: Trong giai đoạn này có hai nội dung chính cần lưu ý là

thời hạn thanh tra và quyền hạn trong quá trình thanh tra. Trong quá trình thanh tra, tùy theo tính chất công việc mà các chủ thể tham gia Đoàn thanh tra được trao những quyền hạn nhất định, trong đó Trưởng Đoàn thanh tra là chủ thể có vị trí chỉ đạo, lãnh đạo đối với hoạt động của Đoàn thanh tra. Các thành viên Đoàn thanh tra bao gồm Thanh tra viên, công chức thanh tra, CTVTT là những người thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về hoạt động của mình.

- Báo cáo kết quả và ra kết luận thanh tra: Báo cáo kết quả thanh tra là cơ sở

quan trọng để ban hành kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra là căn cứ, cơ sở để tổ chức thực hiện những kiến nghị trong báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra. Đây là văn bản có vai trò quan trọng, phản ánh toàn diện, đầy đủ về kết quả của cuộc thanh tra, là văn bản tổng hợp cuối cùng của người ra quyết định thanh tra.

- Xử lý và tổ chức thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra: Việc xử lý

và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra là một bước quan trọng, bởi muốn các kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra thực sự có hiệu quả thì phải được thi hành trên thực tế. Có như vậy, hoạt động thanh tra mới mang lại ý nghĩa quản lý nhà nước, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra.

Như vậy thủ tục thanh tra theo đoàn của Thanh tra Sở GD&ĐT cũng tương tự như thủ tục thanh tra theo đoàn nói chung, không có điểm đặc thù của lĩnh vực giáo dục. Thiết nghĩ, pháp luật về thanh tra cần có những đổi mới về quy định thủ tục thanh tra chuyên ngành giáo dục, vì đây là lĩnh vực đặc biệt, cần có những quy định phù hợp để đi sâu hoạt động thanh tra chuyên ngành giáo dục và đạt được những hiệu quả cao hơn. Ví dụ như, quy định về việc phải gửi quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra trước khi tiến hành thanh tra đã “đánh động” khiến đối tượng thanh tra là các cơ sở trường học, giáo viên có thời gian để lo chuẩn bị giáo án, tài liệu, xóa dấu vết vi phạm, đã gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

1.4.3.2. Thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập

Theo Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT, thanh tra độc lập là hoạt động thanh tra do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập theo quyết định phân công của cấp có thẩm quyền (với Sở Giáo dục và Đào tạo là Chánh Thanh tra Sở), không thành lập Đoàn thanh tra. Phạm vi, nội dung thanh tra độc lập của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành Giáo dục tiến hành không vượt quá nội dung thanh tra chuyên ngành được quy định tại Chương II - Nội dung thanh tra chuyên ngành tại Thông tư này. Đây là một trong những điểm để phân biệt hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Hoạt động của Thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập trong lĩnh vực giáo dục được quy định tại Điều 12 Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT. Theo đó, cũng tương tự như hoạt động của Thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập nói chung được quy định tại Mục 2 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP mà không hề có quy trình riêng dành cho thanh tra viên tiến hành độc lập trong lĩnh vực giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)