Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định khoá luận tốt nghiệp 368 (Trang 43 - 44)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Phòng Giám đốc

Từ ngày 14/5/2018, Vietinbank đã xem xét kỹ lưỡng và quyết định bổ nhiệm ông Dương Quang Chung giữ chức vụ Giám đốc CN Vietinbank Bắc Nam Định để thay thế nhân sự cho bà Vũ Thị Mỳ. Ông Dương Quang Chung với chức vụ Giám đốc CN là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của CN Vietinbank Bắc Nam Định. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh của CN với mục tiêu đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời ông Dương Quang Chung cũng có nhiệm vụ xây dựng những định hướng cho hoạt động cho CN Bắc Nam Định dựa trên những định hướng, mục tiêu của Ngành, của NHTMCP Công Thương Việt Nam, từ đó giao cho các phòng ban chức năng thực hiện.

Các phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong công tác điều hành mọi hoạt động chung của toàn CN. Hiện tại, CN Vietinbank Bắc Nam Định đang bổ nhiệm 3 Phó giám đốc, phụ trách các khối và phòng ban cụ thể. Trong đó:

+ Bà Vũ Thị Hồng Nhung: Phó giám đốc phụ trách đầu mối KHDN + Ông Triệu Tuấn Anh: Phó giám đốc phụ trách đầu mối bán lẻ

+ Bà Trần Thị Anh Đào: Phó giám đốc phụ trách tiền tệ kho quỹ và kế toán giao dịch

❖ Phòng bán lẻ

Là phòng trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân và những doanh nghiệp siêu vi mô để tư vấn, chăm sóc, khai thác nhu cầu về vốn. Phòng bán lẻ thực hiện các công việc liên quan đến tín dụng, tiến hành kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng.

❖ Phòng KHDN

Là phòng trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn để tư vấn, chăm sóc, khai thác nhu cầu về vốn. Phòng bán lẻ thực hiện các công việc liên quan đến tín dụng, tiến hành kiểm tra,

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Giá trị Tăng (%) Giá trị Tăng(%)

giám sát trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng.

❖ Phòng hành chính

Thực hiện công tác tổ chức bộ máy nhân sự, hoạch định nguồn lực nhân sự, quản lý nhân sự tại CN thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và đánh giá cán bộ. Đồng thời, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị, công nghệ cần thiết cho các hoạt động tổ chức hội nghi, sự kiện,... của CN, ngoài ra xử lý các công việc hành chính khác: văn thư, con dấu, hậu cần,.

Phòng kế toán

Là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng thông qua việc tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng liên quan tới thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Bên cạnh đó, phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính nội bộ của CN thông qua việc lập các kế hoạch, báo cáo tài chính, kế hoạch chi tiêu nội bộ, theo dõi các giao dịch thu - chi hàng ngày, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Phòng tổng hợp

Phòng tổng hợp là phòng lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích kết quả kinh doanh đạt được của CN để hỗ trợ Giám đốc CN trong việc đánh giá chất lượng, xếp hạng, chấm điểm hiệu quả kinh doanh của từng PGD trực thuộc CN, từ đó có những định hướng phù hợp cho từng PGD.

Phòng tiền tệ kho quỹ

Là phòng nghiệp vụ quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHTMCP Công Thương Việt Nam, đảm bảo an toàn kho quỹ, thực hiện các hoạt động ứng và thu chi tiền mặt đối với các PGD, quỹ tiết kiệm, các doanh nghiệp.

❖ Phòng hỗ trợ tín dụng

Trước năm 2015, các công việc liên quan tới cấp tín dụng trong thẩm quyền của CN đều do các cán bộ thuộc bộ phận trực tiếp kinh doanh làm trực tiếp trên hệ thống của NHTMCP Công thương Việt Nam như: tạo lập GHTD, nhập kho TSBĐ, đẩy hồ sơ giải ngân, tạo tài khoản cho vay, xuất kho TSBĐ,. Tuy nhiên từ ngày

34

1/4/2015, NHTMCP Công thương Việt Nam đã có thêm bộ phận hỗ trợ tín dụng là bộ phận trực tiếp hỗ trợ, đồng thời kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thay vì các công việc tạo lập GHTD, nhập kho TSBĐ, đẩy hồ sơ giải ngân, tạo tài khoản cho vay,... do bộ phận trực tiếp kinh doanh làm thì một số công việc sẽ qua bộ phận hỗ trợ tín dụng xử lý. Cụ thể:

+ Đối với những KHBL có GHTD > 1 tỷ và KHDN thì toàn bộ việc tạo lập GHTD và các công tác liên quan tới việc tạo lập sẽ do phòng hỗ trợ tín dụng xử lý.

+ Đối với công tác giải ngân, với những khoản vay của KHBL giải ngân trên 500 triệu và KHDN thì việc tạo lập tài khoản giải ngân thuộc thẩm quyền của phòng hỗ trợ tín dụng.

2.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam CN Bắc Nam Định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định khoá luận tốt nghiệp 368 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w