6. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Giải pháp về công nghệ
Hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt tới từ các NHTM, bài toán đặt ra dành cho các Ngân hàng nếu muốn có chỗ đứng trên thị trường, ổn định và phát triển là việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ một cách toàn diện vào các hoạt động của Ngân hàng. Hiện đại hóa công nghệ, áp dụng trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu lớn (Big data) sẽ giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tăng năng suất lao động, phục vụ tốt yêu cầu quản trị các khoản vay của khách hàng.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện phần mềm hệ thống quản lý thu hồi và xử lý nợ (DCRS) để có thể đáp ứng đúng kế hoạch đi vào hoạt động chính thức vào năm 2020. Hệ thống DCRS là hệ thống giúp Ngân hành cảnh báo khả năng nhảy nhóm nợ của các doanh nghiệp ở CIC, qua đó hỗ trợ CBTD thực hiện những giao dịch cốt lõi nhất trong nghiệp vụ cấp tín dụng: kiểm soát, thẩm định, phê duyệt tín dụng. Cải thiện công tác thu hồi và xử lý nợ bên cạnh việc hạn chế RRTD là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Vietinbank đặt ra trong năm 2020. Chính vì vậy, Vietinbank quyết định đầu tư vào hệ thống DCRS để có thể hỗ trợ cho các CN/PGD, các CBTD trong công tác quản lý tín dụng.
Core SunShine là hệ thống CoreBanking mới mà Vietinbank mới đưa vào vận hành thay thế vào năm 2017. Để có thể đưa vào vận hành được hệ thống Core Sunshine, Vietinbank nói chung và CN Vietinbank Bắc Nam Định cần thay mới những trang bị đã cũ, lỗi thời, thay vào đó là những thiết bị tối tân, mới nâng cấp để có thể đáp ứng được việc quản lý kho dữ liệu khổng lồ của toàn hệ thống từ hội sở chính tới các PGD.
Hiện nay CNTT đang ngày càng phát triển vượt bậc vậy nên để đáp ứng kịp tốc độ phát triển của công nghệ, NHTMCP Công Thương Việt Nam cần xây dựng riêng bộ phận để nghiên cứu, tìm ra giải pháp ứng dụng CNTT vào các hoạt động của Ngân hàng. Riêng trong năm 2020, việc dự kiến đưa vào vận hành hệ thống DCRS, triển khai các Bot phục vụ hay áp dụng nhận diện sinh trắc hoặc tới các CN khiến bộ phận này cần nhiều nguồn lực hơn. Ngân hàng cần tích cực triển khai, bổ sung thêm các nhân sự giỏi, có chuyên môn cho bộ phận này. Hơn nữa các CN của hệ thống cần phải được kết nối với nhau để CNTT được áp dụng tới các CN một cách đồng bộ, tránh sự lãng phí.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng và đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay
Một trong những biện pháp cơ bản và hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro trong cho vay là các CBTD cần thực hiện nghiêm túc, tuân thủ các nguyên tắc cho vay, bám sát quy trình cho vay và các quy định liên quan. Để có được bức tranh tổng thề của từng khách hàng về tình hình kinh doanh, phương án vay vốn, TSBĐ,... các CBTD cần phải thu thập nguồn thông tin thực tế một cách đầy đủ và chính xác. Nguồn thông tin muốn có sự khách quan, toàn diện nhất cần phải được thu thâp từ nhiều nguồn khác nhau: Do khách hàng cung cấp, từ thông tin mà các cán bộ thu thập được do đi thị trường, ... để có thể tổng hợp, đối chiếu, so sánh giữa các nguồn. Tuy nhiên, tại CN Vietinbank Bắc Nam Định địa bàn hoạt động rộng, một CBTD không thể thu thập được nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, CN cần thành lập thêm bộ phận có nhiệm vụ thu thập thông tin, thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin ở từng địa bàn, từng lĩnh vực sau đó phân loại và lữu trữ để CBTD có thể lấy làm cơ sở đánh giá khách hàng.
Trong một quy trình cho vay, công tác thẩm định trước, trong và sau khi vay là những công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm cao của CBTD, đây cũng là công việc khó khăn và tốn thời gian nhất. Vietinbank hiện tại thực hiện viêc tách riêng hai bộ phận: Bộ phận thẩm định và bộ phận QHKH để các kết quả của việc đánh giá và ra quyết định cho vay được khách quan hơn, giảm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong thời điểm tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi công tác
thẩm định cho vay khách hàng cần được chú trọng hơn nữa để có thể đánh giá, phê duyệt những khoản vay một cách chính xác, giảm thiếu tối đa những khoản nợ xấu cho Ngân hàng. Trước tình hình nhạy cảm này, CN Vietinbank Bắc Nam Định có thể thực hiện một số giải pháp sau:
Đối với công tác thẩm định, đánh giá TSBĐ, CN cần thành lập riêng một tổ định giá để đảm bảo các tài sản thế chấp của khách hàng được định giá đúng với giá trị nhất, giảm thiểu rủi ro cho CBTD trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Công tác thẩm định đạt được độ chính xác cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ thẩm định cần phải có trình độ cao. CN cần thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ thẩm định, ngoài ra hoàn thiện cho các cán bộ những hiểu biết về tổng quan thị trường, pháp luật, những hiểu biết cơ bản về một số ngành nghề lĩnh vực đặc thù, truyền thống trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên quan trọng hơn, trong công tác tuyển dụng nhân sự, cần lựa chọn những ứng viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung vào nguồn nhân lực thẩm định cho CN.