Giải pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định khoá luận tốt nghiệp 368 (Trang 82 - 83)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Giải pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn

Giai đoạn 2017 - 2019, nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu gia tăng quy mô tại CN Vietinbank Bắc Nam Định. Để toàn bộ hoạt động của CN được đảm bảo, CN cần triển khai những giải pháp sau:

Khi đến hạn trả nợ nhưng khách hàng không đủ tài chính để trả nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng không tự động, tùy tiện tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng ngay mà cần phải xem xét xem nếu gia hạn nợ thì khả năng thu hồi được nợ của Ngân hàng là bao nhiêu. Cụ thể, trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn tạm thời về mặt tài chính tuy nhiên tình hình kinh doanh lại có chiều hướng tích cực và nếu khách hàng được cơ cấu lại thời gian trả nợ thì khả năng trả nợ là khả quan, Ngân hàng có thể xem xét hỗ trợ khách hàng vay vốn thông qua việc thực hiện giãn thời gian trả nợ, có thể cân nhắc việc giảm lãi ở một mức phù hợp, hợp lý.

Nếu khách hàng gặp phải những khó khăn tạm thời trong việc kinh doanh, để tháo gỡ những vướng mắc tạm thời, Ngân hàng có thể tư vấn hướng giải quyết mới cho khách hàng, thực hiện phân tích kế hoạch tài chính và nguồn lực tài chính, nhân sự, giúp khách hàng nhận ra được có nên tiếp tục theo đuổi các kế hoạch đã đặt ra, qua đó có thể giúp khách hàng từng bước khôi phục lại tình hình tài chính, tạo nguồn thu nhập ổn định để có trả nợ Ngân hàng.

Trường hợp khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời hạn do tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, mà nguyên nhân chính là do khách hàng thiếu vốn và sau khi tiến hành đánh giá ngân hàng nhận thấy nếu thêm vốn phương án kinh doanh sẽ hoạt động hiệu quả, Ngân hàng có thể xem xét phương án tăng vốn cho khách hàng. Theo sau đó, CBTD cần phải thực hiện giám sát thường xuyên các khoản mục chi phí, tiến độ kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với khách hàng để phương án kinh doanh đạt được hiệu quả.

Trong trường hợp tất cả các biện pháp trên đều không phù hợp, hiêu quả, để thu hồi, thanh toán phần vốn vay của khách hàng Ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản

thế chấp. Ngân hàng cần khéo léo thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp. Đây là một cách giải quyết có lợi nhất cho ngân hàng vì việc phát mại tài sản thế chấp tốn nhiều thời gian do thủ tục pháp lý phức tạp và rất tốn kém chi phí. Hơn nữa, việc khách hàng tự bán tài sản thế chấp sẽ giúp khách hàng tránh khỏi việc giảm uy tín so với việc bị buộc phát mại tài sản. Trong trường hợp khách hàng không có thiện chí, kéo dài thời hạn nợ thì Ngân hàng cần phối hợp với cơ quan chức năng cứng rắn tiến hành phát mại tài sản, khởi kiện hoặc cưỡng chế để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định khoá luận tốt nghiệp 368 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w