Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định khoá luận tốt nghiệp 368 (Trang 80 - 81)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Bắc Nam Định giai đoạn tiếp theo

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng 2020, Bí thư đảng ủy, chủ tịch Vietinbank đồng chí Lê Đức Thọ đã phát biểu: Năm 2020 đóng vai trò quan trọng, là năm cuối cùng thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, và tạo nền tảng thực hiện thành công chiến lược phát triển dài hạn năm 2021 -2030 của Ngân hàng. Dựa trên những định hướng phát triển mà NHTMCP Công Thương Việt Nam đã đề ra cùng với những kết quả, thành tích mà CN đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong giai đoạn vừa qua, CN Vietinbank Bắc Nam Định đặt ra mục tiêu phát triển ba trụ cột sức mạnh của ngành Ngân hàng: công nghệ - con người - sản phẩm để có thể phát triển hiệu quả HĐCV của toàn CN.

Thứ nhất, tiếp tục tăng trưởng quy mô cho vay nhưng đi kèm với hiệu quả, chất lượng, ổn định, bền vững.

+ Đẩy mạnh công tác tăng trưởng cho vay trung dài hạn gắn liền với công tác thẩm định, thường xuyên giám sát, đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng, của dự án một cách chặt chẽ để tạo ra nguồn lợi nhuận an toàn cho CN.

+ Tiếp tục giữ vững tăng trưởng cho vay đối với các ngành nghề trọng điểm trên địa bàn tỉnh: Đúc đồng, may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ,... Đồng thời tìm kiếm thu hút các khách hàng mới trên địa bàn tỉnh thông qua các chính sách: Hỗ trợ khách hàng về lãi suất, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn để mở rộng, chiếm lĩnh về mặt thị phần cho vay.

+ Tích cực cải thiện hoạt động tìm kiếm, thu thập thông tin, phân tích sự biến động và dự báo về tình hình tăng trưởng, phát triển của từng nhóm ngành qua đó giúp CN có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch cho vay sao cho phù hợp với từng thời kỳ, các chính sách mà Chính phủ đưa ra.

Thứ hai, cải thiện công tác thu hồi, xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, hạn chế phát sinh nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp nhất để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động của CN.

+ Siết chặt kỷ cương của các CBTD, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình trả nợ của các khách hàng để theo dõi tình trạng nhảy nhóm nợ.

+ Tăng cường trích lập DPRR theo đúng quy định mà NHNN đã ban hành để đảm bảo hoạt động của CN tăng trưởng ổn định, bền vững.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ vào toàn bộ các hoạt động của CN.

CN tiến hành đào tạo chuyên sâu cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong CN về những sản phẩm công nghệ mà Vietinbank đã và đang triển khai, chuẩn bị đưa vào sử dụng để tăng giúp các cán bộ có thể làm quen, ứng dụng các công nghệ hiện đại để cải thiện năng suất lao động.

Thứ tư, nâng cao chất lượng CBTD của toàn CN

Tiến hành đánh giá chất lượng của hệ thống nhân sự của toàn CN, từ đó lựa chọn ra những CBTD xuất sắc có đủ chuyên môn và kỹ năng xử lý tình huống. Đối với những CBTD không đạt đủ điều kiện, CN tiến hành đào tạo bồi dưỡng thêm hoặc có công tác tuyển dụng mới để bổ sung nhân sự cho CN.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tại Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam CN Bắc Nam Định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định khoá luận tốt nghiệp 368 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w