Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định khoá luận tốt nghiệp 368 (Trang 59 - 75)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay

Theo loại tiền VND 3.817,67 98,44 9 5.027,8 98,41 6.078,54 97,83 1.210,22 31,7 1.050,65 20,89 USD 60,32 1,56 81,19 1,59 134,97 72,1 20,87 34,6 53,78 66.23 Theo thời hạn Ngắn hạn 3.628,54 93,57 2 4.835,2 94,64 5.842,82 94,03 1.206,68 33,26 1.007,6 20,84 Trung, dài hạn 249,45 6,43 273,86 5,36 370,69 65,9 24,41 9,79 96,83 35,36 Theo phân khúc khách hàng Bán lẻ 2.364,51 60,97 3 3.066,8 60,03 3.374,26 54,31 702,32 29,70 3 307,4 10,02 KHDN KHDN vừa và nhỏ 1.513,48 1.455,78 39,03 2.042,2 5 1.964,6 7 39,97 2.839,25 2.769.19 45,69 528,77 530,47 34,94 35,8 9 797 804,5 2 39,03 40,9 6

Nguồn: Báo cáo tổng hợp CN Vietinbank Bắc Nam Định

❖ Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ

Từ bảng số liệu trên ta thấy, CN Bắc Nam Định chủ yếu có quan hệ tín dụng với các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong nước. Dư nợ VND luôn chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng dư nợ của CN, dư nợ bằng ngoại tệ chỉ chiếm một phần không đáng kể nhưng đang có chiều hướng tăng tỷ trọng trong tương lai. Tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ tăng dần qua từng năm, từ 1,56% năm 2017, tới 1,59% năm 2019, sang tới năm 2019 chiếm 2,17%. Tuy rằng mức tăng tỷ trọng này còn khá thấp nhưng cũng thể hiện rằng CN đang cố gắng mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ. Tuy có sự thay đổi nhỏ về mặt tỷ trọng nhưng xét về mặt quy mô dư nợ, dư nợ VND lẫn dư nợ ngoại tệ đều tăng trưởng khá đồng đều. Năm 2017 dư nợ VND ở mức 3.817,67 tỷ, qua tới năm tiếp theo đã tăng 1.210,22 tỷ (tương ứng 31,7%). Giai đoạn 2018 - 2019, mức tăng trưởng của dư nợ VND giảm so với giai đoạn 2017 - 2018, cụ thể dư nợ VND năm 2019 tăng 1.050,65 tỷ ứng với mức tăng 20,89% so với năm 2018. Đối với ngoại tệ đã chuyển đổi sang VND, mức tăng trưởng dư nợ tăng mạnh qua từng năm. Năm 2018, CN có tổng dư nợ bằng ngoại tệ là 81,19 tỷ đồng, tăng 34,6 % so với năm 2017, tới năm 2019 con số này tiếp tục tăng thêm 53,78 tỷ đồng (tương ứng 66,23%) lên 134,97 tỷ đồng.

Như vậy, trong thời gian qua từ 2017 - 29019, CN đang chưa khai thác hết tiềm năng mà HĐCV các đối tác nước ngoài đem lại. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, việc tham gia vào các thị trường quốc tế là cơ hội phát triển của ngân hàng, cũng là một thách thức mà ngân hàng cần phải lên kế hoạch để đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp. Để có thể cạnh tranh với các NHTM khác cũng như phát triển lâu dài, Ngân hàng Công Thương nói chung và CN Bắc Nam Định nói riêng cần phải mở rộng thêm các mối quan hệ với các đối tác là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài hơn nữa.

Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Địa bàn tỉnh Nam Định là tỉnh không có nhiều doanh nghiệp với quy mô lớn, cần bổ sung vốn lớn để đầu tư dự án, mua sắm máy móc trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, đầu tư TSCĐ để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

một cách lâu dài. Vì vậy từ bảng số liệu có thể thấy trong giai đoạn 2017 - 2019 CN Vietinbank Bắc Nam Định chủ yếu cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm ở một mức rất cao trong tổng dư nợ (luôn trên 90%).

Cụ thể, năm 2017 dư nợ ngắn hạn là 3.628,54 tỷ đồng tương ứng với 93,57% tỷ trọng trong tổng dư nợ 3.877,99 tỷ đồng, năm 2018 là 4.835,22 tỷ đồng (tăng 33,26% so với năm 2017), và năm 2019 tăng 1.007,6 tỷ đồng lên 5.842,82 tỷ đồng (tăng 20,84% so với năm 2018) ứng với 94.03% tổng dư nợ. Việc tập trung hoàn toàn vào HĐCV ngắn hạn cho thấy CN Vietinbank Bắc Nam Định đang chủ yếu sử dụng nguồn vốn của mình để đáp ứng vốn cho các cá nhân, hộ gia đình để nâng cao chất lượng đời sống; cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có chu kỳ ngắn ngày. Cho vay ngắn hạn giúp giúp ngân hàng dễ dàng kiểm soát, giám sát, thu hồi vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro.

Dư nợ trung dài hạn năm 2017 là 249,45 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,43% trong tổng dư nợ), năm 2018 tăng thêm 24,41 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 9,79% so với năm 2017, và năm 2019 là 370,69 tỷ đồng tăng 35,36% (tăng 96,83 tỷ đồng so với năm 2018). Có thể thấy cơ cấu cho vay theo thời hạn gần như ở mức không đổi trong giai đoạn 2017 - 2019, điều này cho thấy chiến lược thận trọng của CN nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao tương ứng sẽ đem lại khoản lợi nhuận cao nhưng đi kèm rủi ro lớn, gây ra khả năng tăng nợ xấu, chất lượng tín dụng kém. Vì thế, CN duy trì cơ cấu cho vay trung và dài hạn ở một mức hợp lý để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hoạt động của CN.

Cơ cấu dư nợ theo phân khúc khách hàng

Đối với hai phân khúc khách hàng: KHDN và KHBL, có thể thấy thị trường bán lẻ đang là ưu tiên của CN trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng. Xét về sự số liệu tuyệt đối, dư nợ cho vay đối với cả hai khối đều có mức tăng trưởng khá tốt, luôn duy trì ở tỷ lệ > 10% so với năm trước.

Xét trong giai đoạn 2017 - 2018 đối với khối bán lẻ, dư nợ năm 2017 đạt 2.364,51 tỷ đồng, năm 2018 tăng 702,32 tỷ đồng tương ứng với 29.7%, năm 2019 tăng 10,02% (tương ứng với mức tăng 307,43 tỷ đồng) lên 3374.26 tỷ đồng. Phân khúc KHDN mức tăng trưởng này thậm chí còn tốt hơn, cụ thể năm 2018, dư nợ của

phân khúc KHDN là 2.042,25 tỷ đồng, tăng 528,77 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 34,94% so với năm 2017; đến năm 2019 tăng 39,03% (797 tỷ đồng) lên mức 2.839,25 tỷ đồng.

Đối với phân khúc KHDN, chủ yếu CN đang tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của khối KHDN (trên 95%) và tăng đều qua các năm: Năm 2018, dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 1.964,67 tỷ đồng, tăng thêm 530,47 tỷ đồng (35,89%) so với năm 2017. Năm 2019 dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 2.769,19 tỷ đồng (chiếm 97% tổng dư nợ khối KHDN), tăng 40,96% tương ứng với mức tăng 804,52 tỷ đồng so với năm 2018.

Trong giai đoạn 2017 - 2018, CN đã bám sát những chỉ đạo, định hướng của Ban lãnh đạo NHTMCP Công Thương Việt Nam là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME và những địa bàn thuộc vùng nông thôn, tới các làng nghề truyền thống của tỉnh. Nhờ vậy mà tỷ trọng bán lẻ luôn đạt mức cao trong tổng dư nợ của toàn CN. Có thể nhận thấy sự thay đổi trong kết cấu tỷ trọng của dư nợ trong giai đoạn 2017 - 2019. Nếu như trong hai năm 2017 - 2018, tỷ trọng của dư nợ khối bán lẻ luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ thì sang tới năm 2019 có một sự thay đổi theo chiều hướng khá cân bằng: Dư nợ khối Bán lẻ giảm còn 54.31%, đồng thời tỷ trọng dư nợ của khối KHDN tăng lên 45.69%. Có sự thay đổi trong cơ cấu tỷ trọng này là do vào cuối năm 2018, CN Vietinbank Bắc Nam Định tiến hành chuyển đổi phân khúc khách hàng theo định kỳ 3 năm một lần. Cụ thể với những doanh nghiệp siêu vi mô khi mới bắt đầu vay vốn của Ngân hàng quy mô còn hạn chế, chưa đủ điều kiện để được xét vào phân khúc KHDN của CN, tuy nhiên sau vài năm sử dụng hiệu quả vốn vay của ngân hàng, những doanh nghiệp này đã mở rộng quy mô, doanh thu tăng trưởng lên mức trên 20%. Vào cuối năm 2018, CN tiến hành chuyển đổi từ phân khúc bán lẻ sang phân khúc KHDN cho những doanh nghiệp siêu vi mô nào có nhu cầu. Chính vì vậy lượng KHDN mà CN quản lý vào cuối năm 2018 và trong năm 2019 tăng cao.

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 2019Năm Chênh lệch2018/2017 (%) Chênh lệch 2019/2018 (%) Tổng dư nợ cho vay 3.877,99 5.109,08 6.213,51 31,74 21,62 Tổng nguồn vốn huy động 2.547,59 2.846,64 3.291,07 11,74 15,61 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 155,22 179,48 188,80 17,94 5,18

Biểu đồ 2.2: Thị phần dư nợ cho vay theo phân khúc khách hàng của CN Vietinbank Bắc Nam Định trên địa bàn tỉnh Nam Định

Nguồn: Báo cáo tổng hợp CN Vietinbank Bắc Nam Định và Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy thị phần dư nợ phân khúc bán lẻ có sự biến động nhỏ trong giai đoạn vừa qua. Ở phân khúc này thị phần của CN có xu hướng tăng nhẹ từ năm 7,38% trong năm 2017 lên 7,63% trong năm 2018, năm 2019 thị phần có giảm xuống 7,37%. Tuy có sự giảm sút về mặt thị phần tuy nhiên theo báo cáo thường niên của CN Vietinbank Bắc Nam Định trong ba năm 2017, 2018, 2019, xét cả ba năm CN đều xếp thứ ba về thị phần dư nợ bán lẻ toàn tỉnh chỉ sau hai CN của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank. Mặc dù năm 2018, CN Bắc Nam Định tiến hành chuyển đổi phân khúc khách hàng, số lượng khách hàng bán lẻ bị giảm nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của phân khúc này vẫn khá tốt (tăng 10,02% trong năm 2019) nên thị phần dư nợ khối bán lẻ của CN không bị giảm đáng kể.

Ngược lại đối với khối bán lẻ, CN Vietinbank Bắc Nam Định đứng đầu về thị phần dư nợ phân khúc KHDN trong giai đoạn 2017 - 2019 và có xu hướng gia tăng về mặt thị phần. Năm 2019 thị phần của khối là 15,88% tăng 5,14% so với năm 2017. Địa bàn tỉnh Nam Định vốn không có nhiều những doanh nghiệp có quy mô

51

doanh thu lớn vì thế nên số lượng khách hàng ở khối này là không nhiều như khối bán lẻ. Số lượng khách hàng ít cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác trên cùng địa bàn, có thể nhận thấy CN Vietinbank Bắc Nam Định đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả: áp dụng nhiều chương trình ưu đãi lãi suất như 5 ngành nghề ưu tiên theo quy định của NHNN, tiếp thị sản phẩm mới tới cho những khách hàng cũ đã từng có quan hệ vay vốn với CN,... qua đó đạt được những kết quả tích cực như vậy.

2.3.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn của CN Vietinbank Bắc Nam Định

Nguồn: Báo cáo tổng hợp CN Vietinbank Bắc Nam Định

Bắt đầu từ ngày 2/4/2011, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chính thức áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, qua đó toàn bộ tài sản nợ và tài sản có của các CN trong hệ thống đều được mua bán với Trung tâm quản lý vốn ở Hội sở chính. Do đó, những CN thiếu vốn có thể đáp ứng kịp thời những nhu cầu về vốn, hạn chế rủi ro và tiếp tục phát triển, tăng lợi nhuận cho CN và ngược lại. Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy hoạt động chính của CN Bắc Nam Định là cho vay. Hiệu suất sử dụng vốn của CN luôn ở mức rất cao (trên 150%). Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền Tỷ trọng (ử%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay 3.877, 99 100 5.109,0 8 100 6.213,51 100 1.231,09 1.104,43 Nợ nhóm 1 3.865, 1 99,67 5.065,1 8 99,14 6.172,16 99,33 1.200,08 1.106,98 Nợ nhóm 2 4,86 0,12 17,54 0,34 1,74 0,03 12,65 -15,8 Nợ nhóm 3 0,48 0,01 18,71 0,37 0 0 18,23 - 18,71 Nợ nhóm 4 0 0 0,99 0.02 10,4 0,17 0,99 9,41 Nợ nhóm 5 7,55 0,20 6,66 0,13 29,21 0,47 - 0,89 22,55

được của CN đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của dư nợ cho vay dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn có chiều hướng tăng dần trong giai đoạn 2017 - 2019. Cụ thể năm 2017 là 155,22%, năm 2018 tăng lên 179,48% và năm 2019 đạt 188,80 %. Mặc dù việc giữ mức hiệu suất sử dụng vốn ở mức cao như trên sẽ giúp CN đạt được mục tiêu tăng trưởng cho vay góp phần gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng cho thấy CN đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào HĐCV vốn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó bên cạnh việc duy trì mục tiêu tăng trưởng cho vay thì CN cần thực hiện nhiều biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn của mình để hạn chế rủi ro mất khả năng thanh khoản.

2.3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Bắt đầu từ năm 2017, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã bám sát theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và ngành Ngân hàng nỗ lực thực hiện quyết liệt mục tiêu cơ cấu lại và xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016 - 2020 và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo sát định hướng của Ban lãnh đạo, CN Vietinbank Bắc Nam Định luôn tiến hành phân loại nợ định kỳ, theo dõi tiến độ trợ nợ của các khoản vay để có những biện pháp xử lý kịp thời, qua đó kiểm soát được tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức ổn định. CN có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp hơn nhiều so với toàn hệ thống. Cụ thể ta xem xét số liệu qua bảng sau.

53

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của CN Vietinbank Bắc Nam Định

Nợ quá

hạn 12,89 0,33 43,9 0,86 41,35 0,67 0,53 - 0,19

Nguồn: Báo cáo tổng hợp CN Vietinbank Bắc Nam Định

Trước hết để đánh giá về tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của CN, chúng ta cần phân tích cụ thể từng nhóm nợ trong tổng dư nợ của CN. CN Bắc Nam Định luôn duy trì tỷ trọng nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) ở mức cao (cả ba năm đều duy trì ở mức trên 99%) để đảm bảo chất lượng tín dụng. Trong năm 2018, dư nợ cho vay của nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) và nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh so với năm 2017. Năm 2018 nợ nhóm 2 là 17,54 tỷ tăng gần 4 lần so với năm trước và trở thành nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ (chỉ xếp sau nợ nhóm 1). Đối với nợ nhóm 3, năm 2017 chỉ là 0,48 tỷ nhưng sang tới năm 2018 đã tăng tới 38 lần lên tới 18,71 tỷ chiếm 0,37% tổng dư nợ. Tuy nhiên trong giai đoạn 2018 -

2019 hai nhóm nợ này có sự giảm đáng kể về mặt giá trị cũng như tỷ trọng. Ngược lại, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) lại tăng mạnh gấp 10 lần: Trong năm 2018 nợ nghi ngờ chỉ là 0,99 tỷ đồng nhưng sang năm 2019 tăng mạnh lên tới 10,4 tỷ đồng chiếm 0,17% trong tổng dư nợ. Cùng với đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) cũng có sự gia tăng một cách rõ rệt trong giai đoạn 2018 - 2019: từ 6,66 tỷ đồng năm 2018 tương đương với 0,13% tổng dư nợ tăng hơn 4 lần lên 29,21 tỷ đồng và chiếm 0,47% tỷ trọng vào năm 2019.

❖Nợ quá hạn

Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ nợ quá hạn của CN có sự biến động trong giai đoạn 2017 - 2019. Giai đoạn 2017 - 2018, tỷ lệ nợ quá hạn tăng mạnh từ 0,33% lên 0,88%. Cụ thể năm 2017 nợ quá hạn tại CN là 12,89 tỷ đồng, tới năm 2018 nợ quá hạn đã tăng lên tới 43,9 tỷ đồng. Việc gia tăng nợ quá hạn trong năm 2018 đến từ việc gia tăng nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) và nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3). Bước sang năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm xuống chỉ còn 0,67% nhưng chủ yếu là do tổng dư nợ cho vay của năm 2019 tăng mạnh lên 21,6% trong khi nợ quá hạn giảm nhẹ 5,8%. Trong năm 2019 do những chủ thể vay vốn làm ăn thua lỗ, không

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định khoá luận tốt nghiệp 368 (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w