Tổng quan về VPBank

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vương khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 34)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triên

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động ngày 4 tháng 9 năm 1993 với tên gọi ban đầu là NHTMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam.

1994-2004: VPBank tích cực mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng lượng khách hàng giao dịch. Nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của VPBank đã được khai trương trong thời gian này.

2005-2009: VPBank thay đổi logo và hệ thống nhận diện thương hiệu với hai màu sắc chủ đạo là xanh đậm và đỏ tươi, khởi đầu cho bước chuyển mình quan trọng của Ngân hàng. VPBank chọn ngân hàng OCBC của Singapore làm cổ đông chiến lược, mở rộng quy mô hoạt động hướng tới quy mô tặp đoàn thông qua việc thành lập hai công ty trực thuộc là VPBank AMC và VPBS. Đáng chú ý trong giai đoạn này, VPBank đã tích cực hiện đại hóa công nghệ khi mua hệ thống phần mềm Core Banking T24 của Temenos, tiên phong triển khai hai dòng sản phẩm thẻ MasterCard ứng dụng công nghệ chip theo chuẩn quốc tế.

2010 đến nay: VPBank chính thức đổi tên thành NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới từ năm 2010. Với sự hỗ trợ của công ty McKinsey & Company, VPBank đã xây dựng và triển khai Chương trình Chuyển đổi nhằm chuyển sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Sau gần 24 năm hoạt động, VPBank đã cho thấy sự phát triển vượt bậc với mạng lưới lên 215 điểm giao dịch trên toàn quốc cùng đội ngũ trên 17.387 cán bộ nhân viên, phục vụ gần 3,3 triệu khách hàng. VPBank đang từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm,

dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của mình trong thời gian qua.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý

a) Đại hội đông cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định

cao nhất của VPBank. Tại các cuộc họp thường niên, cổ đông sẽ trực tiếp trao đổi, thảo luận các vấn đề quan trọng với các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành để đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của VPBank và định hướng hoạt động cho năm tài chính tiếp theo.

b) Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng

để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

c) Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu có chức năng kiểm tra, giám sát tình

hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống VPBank về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, quy trình nghiệp vụ của VPBank. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình trước Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Ban Kiểm soát thường xuyên làm việc với Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành để trao đổi, tư vấn những rủi ro, những vấn đề chính được phát hiện trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình.

d) Các phòng ban trực thuộc

+ Ủy ban Nhân sự tổ chức các phiên thảo luận để phê duyệt hoặc trình Hội đồng

Quản trị phê duyệt, tham mưu cho Hội đồng Quản trị về các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy hoạt động và nhân sự trong quá trình quản trị.

+ Ủy ban Quản lý rủi ro là cơ quan tham mưu cho Hội đồng Quản trị về các vấn

đề liên quan đến quản lý rủi ro, đảm bảo VPBank có một khuôn khổ, các chính sách và quy trình quản lý rủi ro hiệu quả.

+ Hội đồng Tín dụng thực hiện các hoạt động liên quan đến các hoạt động tín dụng

của VPBank như xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tín dụng vượt hạn mức quyết định của chi nhánh, xem xét tái cấu trúc lại khoản nợ theo đề xuất của các bộ phận chuyên môn, kiến nghị Hội đồng Quản trị thay đổi chính sách tín dụng cho phù hợp với tình hình thực tế.

Danh mục _______ 20tỷ 6_______ 2015 2014 đồng % đồngtỷ % tỷ đồng % Cho vay khách hàng 142.58 3 62,3 3 115.062 59,35 77.256 47,33

+ Hội đồng ALCO có chức năng xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín

dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của VPBank, nghiên cứu và đề ra các chiến lược cơ cấu bảng cân đối tài sản, quản lý cấu trúc bảng cân đối tài sản của VPBank nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng.

+ Ủy ban Điếu hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu

do Hội đồng Quản trị đề ra, bằng các kế hoạch phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng Quản trị về các vấn đề chiến lược, chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động ngân hàng.

+ Ủy ban Quản trị rủi ro hoạt động có chức năng thực hiện quản trị các rủi ro hoạt

động của VPBank, đảm bảo tính hiệu quả của việc ban hành và giám sát thực hiện chính sách quản trị rủi ro hoạt động, chỉ đạo phổ biến kiến thức và văn hóa quản trị rủi ro hoạt động trong toàn hệ thống.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank

Kinh tế thế giới trong vài năm gần đây nhìn chung tăng trưởng với tốc độ chậm và không đồng đều ở các thị trường, còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn và thiếu chắc chắn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện được sự ổn định khi lạm phát được kiểm soát tốt và luôn giữ ở mức dưới 5%, tăng trưởng kinh tế đạt 6,68% năm 2015 và 6,21% năm 2016. Môi trường và cơ hội kinh doanh có sự cải thiện đáng kể nhờ sự ấm trở lại của thị trường bất động sản, sức mua thị trường trong nước tăng lên, chi phí kinh doanh giảm nhẹ, một số loại thuế giảm và mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm nhẹ.

Hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam đạt được một số thành công nhờ thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để nâng cao tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động, góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong lộ trình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2012-2017, với những định hướng đúng đắn trong phương châm hành động và nhạy bén quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, VPBank đã có những năm tăng trưởng hiệu quả và vững chắc, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn đều được nâng cao, ngày càng khẳng định vị trí vững

mạnh trên thị trường, đưa VPBank gần hơn với mục tiêu trở thành một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam trong thời gian không xa.

2.1.3.1. Quy mô hoạt động

Nhờ công cuộc chuyển đổi trong mô hình bán hàng tại chi nhánh, chuẩn hóa bộ sản phẩm và củng cố hệ thống hỗ trợ bán hàng, song song với định hướng nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động, dịch chuyển hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung vào các phân khúc thị trường khách hàng trọng tâm chiến lược và các khu vực thị trường chọn lọc, giảm dần hoạt động ở các lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả, quy mô hoạt động kinh doanh của VPBank liên tục duy trì sức tăng trưởng mạnh qua các năm. Cơ cấu bảng cân đối được cải thiện và hướng tới mục tiêu an toàn, hiệu quả trong sử dụng vốn.

a) Tài sản

Tổng tài sản của VPBank năm 2014 đạt 163.241 tỷ đồng, năm 2015 con số này tăng thêm 18,77% lên mức 193.876 tỷ đồng. Sau 3 năm tập trung xây dựng và củng cố các hệ thống nền tảng chuẩn bị cho phát triển quy mô lớn, tổng tài sản năm 2016 của VPBank đã tăng lên 228.771 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015.

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 9.38 9 0 4,1 14.600 7,53 13.925 8,53 Chứng khoán 58.29 2 25,4 8 49.773 25,67 52.205 31,98 Tài sản khác 18.50 7 8,0 9 14.441 7,45 19.855 12,16 Tông tài sản_______ 228.77 1 100 193.876 100 163.241 100

Danh mục _______ 201 6_______ 2015 _______ 201 4_______ tỷ đồng % tỷ đồng % tỷ đồng % >

Tiền gửi của khách hàng 123.78 8

54,1

1 130.271 67,19 108.354 66,38

Tiền gửi và vay các TCTD khác 28.83 6 12,6 0 17.764 9,16 26.228 16,07 Phát hành giấy tờ có giá 48.65 1 7 21,2 21.860 11,28 12.410 7,60 Khác_________________ 10.32 0 4,5 1 10.592 5,46 7.270 4,45

hàng cá nhân và SME thông qua việc phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hoàn thiện các quy trình phát triển sản phẩm, hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và chuyên biệt tương ứng. Nhờ vậy, dư nợ cho vay khách hàng đạt 116.804 tỷ đồng vào năm 2015, tăng 38.425 tỷ so với cùng kỳ năm 2014, trong đó cho vay khách hàng cá nhân tăng 25.927 tỷ đồng, cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 12.498 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng năm 2016 đạt 144.673 tỷ đồng, tăng 27.869 tỷ đồng so với năm 2015, tập trung tại mảng cho vay khách hàng cá nhân với mức tăng 27.738 tỷ đồng.

Cấu trúc sản phẩm cho vay cũng có nhiều thay đổi theo hướng phát triển mạnh các sản phẩm đem lại thu nhập cao như cho vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay qua thẻ tín dụng. Quy mô cho vay tín chấp năm 2016 tăng trưởng 20.700 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2015.

Hoạt động đầu tư tiếp tục được đa dạng hóa theo hướng tái cấu trúc để tăng khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Theo đó, tổng danh mục chứng khoán năm 2014 đạt 52.472 tỷ đồng, giảm nhẹ 1.954 tỷ đồng vào năm 2015, và tăng trở lại đạt 59.039 tỷ đồng năm 2016, trong đó Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do TCTD phát hành được Chính phủ bảo lãnh chiếm phần lớn tổng danh mục đầu tư.

b) Nguồn vốn

Hàng năm, VPBank xây dựng và triển khai kế hoạch nguồn vốn cụ thể ngay từ đầu năm. Kế hoạch nguồn vốn được xây dựng chi tiết tới cấu trúc nguồn huy động, vừa đảm bảo tuân thủ an toàn vốn nói riêng và các chỉ số an toàn tài chính nói chung trong từng thời kỳ, đồng thời góp phần định hướng kinh doanh toàn hàng. Hội đồng ALCO đã có những chính sách, yêu cầu, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và các khối kinh doanh phối hợp triển khai các nội dung phù hợp với tình hình thị trường, chính sách vĩ mô và những yêu cầu của Ban lãnh đạo VPBank. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động của VPBank đã tăng trưởng phù hợp với tiến độ tăng trưởng tài sản, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện, đa dạng hóa nguồn huy động cũng như tăng trưởng tốt huy động trung dài hạn.

30

VCSH _________ 17.17

6 1 7,5 13.389 6,91 8.979 5,50

Tổng nguồn vốn________ 228.77

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank

Năm 2014, tổng nợ phải trả là 154.261 tỷ đồng, năm 2015 tăng thêm 26.250 tỷ đồng lên mức 180.488 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 17%. Tổng nợ phải trả năm 2016 giữ nguyên tốc độ tăng năm trước, tăng gần 31.106 tỷ đồng lên con số 211.593 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ phải trả năm 2016, đóng góp phần lớn là tiền gửi khách hàng, chiếm tỷ trọng 59% và phát hành giấy tờ có giá, chiếm tỷ trọng 23%.

Tổng vốn huy động gồm tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay các TCTD khác và phát hành giấy tờ có giá. Tổng vốn huy động năm 2016 đạt 201.274 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với 2015, trước đó cũng đạt tốc độ tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng kép của tổng vốn huy động trong 5 năm giai đoạn 2012-2016 đạt 22%.

Năm 2016 cũng ghi nhận sự dịch chuyển lớn về nguồn cũng như hình thức huy động. Huy động từ tiền gửi truyền thống đã dịch chuyển sang huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, giúp quy mô giấy tờ có giá đạt 48.651 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2015. Đặc biệt, trong năm 2016, VPBank phát hành thêm hơn 21.175 tỷ đồng giấy tờ có giá kỳ hạn từ 1-5 năm. Thêm vào đó, nguồn vốn huy động cũng được bổ sung bằng việc thu hút gần 3.800 tỷ đồng từ các tổ chức quốc tế, giúp đa dạng hóa nguồn tài trợ, khẳng định được vị thế và uy tín của VPBank trên thị trường.

Vốn chủ sở hữu năm 2016 đạt 17.176 tỷ đồng, tăng 3.787 tỷ đồng so với năm 2015 và 8.197 tỷ đồng so với năm 2014, trong đó vốn điều lệ đạt 9.181 tỷ đồng, đứng thứ 11 trong 31 NHTMCP tại Việt Nam hiện nay.

2.1.3.2. Kết quả kinh doanh

a) Tổng thu nhập hoạt động thuần

Tiếp nối năm 2015 kinh doanh thành công với tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 12.066 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2014, năm 2016 tiếp tục là một năm kinh doanh thành công của VPBank khi tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 16.864 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2015 và là mức thu nhập hoạt động thuần đạt được cao nhất từ trước đến nay của VPBank.

Biểu đồ 1. Cơ cấu thu nhập hoạt động thuần VPBank (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank

Thu nhập hoạt động thuần hàng năm chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập hoạt động thuần mà VPBank có được cao hơn nhiều so với tăng trưởng về quy mô tài sản là nhờ chiến lược tăng trưởng mạnh ở các phân khúc cốt lõi, sản phẩm mới tiềm năng, tăng cường chất lượng tài sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, bán chéo và nâng cao hiệu quả cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn.

Sau 3 năm tập trung chuyển đổi mô hình bán hàng, chuẩn hóa bộ sản phẩm và củng cố hệ thống hỗ trợ bán, năm 2016 các phân khúc chiến lược đã thể hiện được vai trò mũi nhọn của mình bằng các mức tăng trưởng ấn tượng về hiệu quả hoạt động, đưa tỷ trọng đóng góp của các phân khúc này lên 75% tổng thu nhập hoạt động thuần của toàn hàng.

Chi phí hoạt động năm 2015 là 5.692 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2014, chủ yếu tăng cho chi phí nhân sự, chi phí quản lý nhằm đáp ứng cho các hoạt động tăng trưởng kinh doanh, các chương trình kinh doanh trọng điểm và hoàn thiện các hệ thống nền tảng, mô hình tổ chức trong quá trình chuyển đổi của VPBank.

Biểu đồ 2. Chiphí hoạt động VPBank (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank

VPBank tiếp tục tập trung đầu tư vào phát triển nguồn lực cùng với việc phát triển một số mảng kinh doanh mới và các dự án trọng điểm phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong năm 2016 nên chi phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối lớn. Chi phí hoạt động năm 2016 là 6.621 tỷ đồng, chỉ tăng 16% so với năm 2015 nhờ kiểm soát tốt chi phí hoạt động với việc triển khai một loạt các dự án tối ưu hóa chi phí hoạt động, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh số hóa, tự động hóa, sử dụng hiệu quả chi phí vận hành. Chi phí hoạt động năm 2015 tăng 55% so với năm trước, nhưng năm 2016 chỉ tăng 16% so với năm 2015, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng về thu nhập. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động thuần (CIR) do đó cũng giảm mạnh xuống mức 39% từ mức 47% năm 2015, và 59% năm 2014.

c) Chi phí dự phòng rủi ro

Ngoài việc đảm bảo chi phí dự phòng được trích đúng và đủ theo quy định của NHNN, VPBank còn có cách tiếp cận thận trọng hơn trong việc trích dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Tổng chi phí dự phòng trích cho năm 2016 là

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vương khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w