Tăng cường tuân thủ trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vương khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 61 - 62)

Quy trình tín dụng đang áp dụng tại VPBank được xây dựng khá khoa học. Quy trình đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác kiểm tra, kiểm soát tại các đơn vị chưa được thực hiện gắt gao, tạo điều kiện cho các CBTD lách quy trình. Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan, các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện các các khoản vay tiềm ẩn rủi ro cao, công tác kiểm tra, kiểm soát của VPBank cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau:

Thứ nhất, đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay:

+ Trước khi cho vay: kiểm tra sự tuân thủ trong quá trình thẩm định khách hàng,

phương án, dự án vay vốn; đồng thời kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt trước khi giải ngân của cấp thẩm quyền; nếu có xét duyệt ngoại lệ phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục hướng dẫn để việc theo dõi được dễ dàng, tránh sai sót trong cấp tín dụng.

+ Trong khi cho vay: kiểm tra việc chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù

là kiểm tra việc giải ngân bằng tiền mặt để thanh toán tiền mua hàng hóa và chi trả lương cho nhân viên.

+ Sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích, kiểm tra bảo

đảm nợ vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển hàng hoá, tình hình tài chính của doanh nghiệp; cần phải xem xét, phân tích toàn diện để kịp thời phát hiện những khoản nợ khó đòi để có các biện pháp xử lý phù hợp.

Thứ hai, thực hiện việc kiểm soát thường xuyên đối với các khoản nợ vay của khách

hàng bằng cách xem xét các danh mục, phân loại khoản vay và khách hàng vay; kiểm tra định kỳ và tái định giá tài sản bảo đảm; kiểm soát hồ sơ, đánh giá hiệu quả các khoản vay và khách hàng vay; kiểm tra việc tuân thủ quy trình và chính sách tín dụng của CBTD.

Thứ ba, để công tác kiểm soát đạt hiệu quả cao, các đơn vị nên bố trí thêm cán bộ kiểm soát là những cán bộ có nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là có nghệ thuật đấu tranh để mạnh dạn đóng góp, tham mưu cho cấp phê duyệt.

Thứ tư, nên có những quy định chi tiết về nội dung từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của cán bộ liên quan trong khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh nhằm lôi kéo khách hàng làm suy giảm hiệu quả tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vương khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w