Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vương khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 55 - 58)

2.3.2.1. Các hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, CBTD đảm nhiệm những khâu cơ bản trong quá trình cho vay từ tiếp xúc khách hàng, thu thập hồ sơ, xử lý hồ sơ. Hệ thống đánh giá tín dụng còn mang tính chất chủ quan của CBTD, có nhiều tiêu chí chưa sát với thực tế khách hàng để lựa chọn nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày hoặc giải trình của CBTD về khách hàng. Áp lực công việc thúc đẩy không ít CBTD cố tình làm sai lệch thông tin khoản vay, xử lý số liệu trên hồ sơ trình, làm tăng nguy cơ rủi ro cho Ngân hàng.

Thứ hai, kết quả thẩm định khoản vay chưa thực sự chuẩn xác, vẫn có thể đưa ra những lựa chọn không tốt cho Ngân hàng như cho vay khách hàng rủi ro cao. Hoạt động cung cấp thông tin nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng vẫn chưa đắp ứng được nhu cầu thông tin về khách hàng vay.

Thứ ba, thực tế cho thấy việc khách hàng vay vốn không sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết xảy ra rất phổ biến, đặc biệt đối với sản phẩm vay tiêu dùng. Chẳng hạn trường hợp khách hàng muốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh với số tiền vay không lớn, CBTD có thể tư vấn cho khách hàng vay theo gói tiêu dùng để thủ tục đơn giản hơn, cùng với đó là phối hợp với khách hàng nhằm qua mắt cán bộ thẩm định. Khoản vay tiêu dùng này sau khi giải ngân sẽ được khách sử dụng cho mục đích kinh doanh, khác với mục đích tiêu dùng như CBTD đã trình lên cấp thẩm định và phê duyệt.

2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế

Thứ nhất, sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được

chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại từng đơn vị kinh doanh chưa được chú ý đúng mực.

Thứ hai, kiểm soát sau vay chưa được thực hiện hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.

Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các chi nhánh chưa được thực hiện thường xuyên, có thể là do chiến lược phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng nhanh, nên nguốn nhân lực không theo kịp. Bên cạnh đó, CBTD thường phải quản lý trung bình khoảng 15 khách hàng vay, cùng với đó là áp lực tìm kiếm khách hàng mới, khiến việc theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn cũng như đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng gặp phải nhiều khó khăn.

Thứ ba, thiếu thông tin khi thẩm đinh và khi ra quyết định cho vay. CBTD đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại hoặc thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin. Do hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình nội bộ thường trình bày các thông tin có lợi cho khách hàng, không đánh giá đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ lớn, thời gian để xác minh thông tin còn hạn chế, tin tưởng vào các thông tin do CBTD nên có thể ra quyết định phê duyệt không có lợi cho Ngân hàng.

Thứ tư, chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều điểm hạn chế. Các vị trí làm việc tại ngân hàng thường phải chịu áp lực công việc rất cao, đặc biệt là vị trí chuyên viên kinh doanh. Do tính chất công việc có mức độ đào thải lớn nên số lượng cán bộ tân tuyển tại Ngân hàng hiện nay là rất nhiều. Các cán bộ tân tuyển này đa phần là các sinh viên mới ra trường chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng, kính nghiệm đánh giá khoản vay còn hạn chế.

Ngoài nguyên nhân về năng lực chuyên môn thì vấn đề đạo đức của CBTD cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Một quy trình cho vay được coi là chặt chẽ chỉ phát huy được hiệu quả khi các bộ phận tham gia thực hiện quy trình có sự phối hợp tốt, trung thực và tin tưởng lẫn nhau. Thực tế đã cho thấy không ít trường hợp không chỉ CBTD, mà ngay cả các chức danh quản lý, phối hợp với người vay thực hiện hành vi lừa đảo ngân hàng nhằm trục lợi cho bản thân họ.

Thứ năm, hoạt động tín dụng còn chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng vay vốn, từ môi trường hoạt động của ngân hàng. Xu thế mở cửa và hội nhập với các nền kinh tế khu vực và trên thế giới ngày càng gia tăng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của khách hàng và ngân hàng đều phải chịu tác động từ môi trường kinh tế chính trị trong nước và quốc tế. Trong đó, những thay đổi nhỏ trong chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, tỷ giá, lãi suất, giá cả có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong định hướng cũng như kết quả kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Trên cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương trước, chương này đã đi sâu vào phân tích và làm rõ thực trạng tín dụng tại VPBank trong giai đoạn 2014-2016, từ đó rút ra điểm thành công và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng tại VPBank.

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển về quy mô, VPBank đã thực hiện tương đối tốt các chính sách quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, bám sát các quy định của NHNN. Tuy vậy, hiệu quả tín dụng tại VPBank được đánh giá chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng lên, việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong cho vay chưa thực sự hiệu quả. Đây là những mặt tồn tại cần khắc phục, nội dung chương này đã đưa ra các nguyên nhân cụ thể là cơ sở để khóa luận tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại VPBank trong thời gian tới.

CHƯƠNG III.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NHTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vương khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w