a) Chuẩn hóa hoạt động của các NHTM
Chương trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD những năm qua mang tính toàn diện, không chỉ cơ cấu lại các TCTD mà còn đổi mới mạnh mẽ về thể chế, phương thức quản lý, điều hành thị trường tiền tệ, đổi mới hệ thống chuẩn mực an toàn hoạt động ngân hàng và củng cố hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng.
Công tác thanh tra, giám sát cần tiếp tục được đẩy mạnh nhằm củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật thị trường và đánh giá, nhận diện những vấn đề của hệ thống và từng TCTD để có biện pháp tái cấu trúc. NHNN cần có những chỉ đạo tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro tín dụng nhằm làm sạch và cơ cấu lại hoạt động của các TCTD theo hướng lành mạnh, hiệu quả.
Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD hiện nay cần được đánh giá. Việc triển khai các biện pháp ngăn chặn và loại trừ ảnh hưởng chi phối tiêu cực và vi phạm pháp luật của các cổ đông, nhóm cổ đông chi phối trong huy động, phân bổ và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng là rất bức thiết nhằm hạn chế các hành vi thâu tóm, lũng đoạn và chi phối các NHTMCP gây rủi ro đối với từng ngân hàng và toàn hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác quản lý, cấp phép hoạt động và mở rộng mạng lưới của các NHTM cần được tăng cường; kết hợp với khuyến khích, tạo điều kiện và bảo đảm việc theo đuổi và thực hành các chuẩn mực về quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro tại các TCTD, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.
b) Tăng tính tự chủ cho các ngân hàng
Việc phát triển mạnh về mạng lưới và quy mô hoạt động của các TCTD trong khi năng lực quản trị điều hành không bắt kịp quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến nhiều TCTD hoạt động trong tình trạng yếu kém, thiếu hiệu quả. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của NHNN trong vai trò quản lý, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực dưới dự chỉ đạo của NHNN.
Tuy nhiên, sự quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy định cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, đảm bảo tính tự chủ kinh doanh cho các NHTM đề họ phát huy sự sáng tạo, linh hoạt nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh. Trong đó, NHNN cần xây dựng kế hoạch dài hạn cho các ngân hàng kinh doanh tốt được tồn tại và phát triển, nếu không hiệu quả, không sáp nhập, thì mạnh dạn cho phá sản. Người gửi tiền nên lựa chọn ngân hàng tốt, tạo được lòng tin để gửi tài sản của mình.
Việc phá sản một ngân hàng phải được thực hiện với trình tự chuyên nghiệp, trật tự, bí mật và an toàn cho hệ thống. Một ngân hàng khi được nhận định là có khả năng phá sản
thì các cơ quan quản lý cần lên kế hoạch đóng cửa và tìm những ngân hàng khác có thể mua lại toàn bộ hoặc từng phần của ngân hàng sẽ bị đóng cửa, hoặc chính các cơ quan quản lý đứng ra quan tiếp quản và thanh lý tài sản. Với một trình tự phá sản trật tự và an toàn, việc ngân hàng phá sản sẽ không gây khủng hoảng hệ thống, ngược lại hệ thống ngân hàng sẽ ngày càng mạnh mẽ và ổn định hơn.
c) Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quốc gia
Là một đơn vị chuyên thu thập, xử lý thông tin về khách hàng vay tại các TCTD và tổ chức khác, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã góp phần tích cực bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng; ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và TCTD; đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng trong việc tiếp cận tín dụng của khách hàng vay.
Thời gian qua, CIC đã hoàn thành xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân theo tiêu chuẩn quốc tế. Định kỳ hàng tháng CIC triển khai chấm điểm tín dụng tất cả khách hàng vay cá nhân trong kho dữ liệu để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các TCTD và khách hàng vay. Ngoài ra, tất cả các sản phẩm dịch vụ của CIC đều đã được miễn hoặc giảm giá nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng của toàn hệ thống, đảm bảo cho hoạt động của các tổ chứ tín dụng an toàn, hiệu quả.
Trong thời gian tới, cùng với sự chỉ đạo của NHNN, CIC cần đẩy mạnh quá trình đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các TCTD cũng như công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN theo hướng sau:
+ Tiếp tục phối hợp với đối tác nước ngoài để xây dựng và hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mới đạt tiêu chuẩn quốc tế thay cho mô hình xếp hạng tín dụng do CIC tự xây dựng trước đây.
công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Trên cơ sở các vấn đề lý luận, thực tiễn, định hướng phát triển của VPBank trong giai đoạn tiếp theo, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng. Những giải pháp này không chỉ khắc phục các hạn chế hiện tại, mà hướng tới việc cải thiện toàn diện hiệu quả tín dụng tại VPBank trong thời gian tới. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN để có thể thực hiện được các giải pháp một cách hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hiệu quả tín dụng luôn là mối quan tâm của tất cả các NHTM, cũng như của cơ quan quản lý Nhà nước. Những thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn việc tự hoàn thiện nội tại bản thân ngân hàng để thu hút khách hàng, gia tăng lợi nhuận. VPBank cần phải cải tiến hơn nữa cho phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, trong đó việc nâng cao hiệu quả tín dụng là rất quan trọng, góp phần nâng cao uy tín, tạo dựng lòng tin với khách hàng.
Khóa luận này đã hoàn thành những nội dung sau đây:
+ Hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận về hiệu quả tín dụng của các NHTM;
+ Phân tích tình trạng hiệu quả tín dụng tại VPBank giai đoạn 2014-2016, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình hoạt động của VPBank.
+ Trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng tại VPBank đến 2020, đề xuất 5 giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng tại VPBank.
Nâng cao hiệu quả tín dụng của các NHTM không còn là vấn đề mới, tuy nhiên, trong bối cảnh nợ xấu diễn biến phức tạp trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng lại được đề cập tới, đưa ra giải pháp cụ thể, chính xác nhằm hạn chế và đẩy lùi nợ xấu, đưa hoạt động ngân hàng phát triển lành mạnh.
Hiệu quả tín dụng ngân hàng là vấn đề rộng, phức tạp và có tác động qua lại với nhiều vấn đề trong nền kinh tế, nên các phân tích, đánh giá chắc chắn còn có những hạn chế nhất định. Khóa luận rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Kim Loan, 2008. Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ở các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. GS., TS. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Vòng quay tín dụng nói gì về hiệu quả tín dụng.
Tạp chí Ngân hàng, số 14, trang 17-21.
3. NGND., PGS., TS. Tô Ngọc Hưng, 2016: Giáo trình Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
4. Dương Thị Mai, 2012: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Luận văn Thạc sĩ.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Anh Đào, 2016. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Khóa luận tốt
nghiệp. Học viện Ngân hàng.
6. Hoà Thị Thu Trang, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Duyên Hải. Khóa luận tốt
nghiệp. Học viện Ngân hàng.
7. VPBank. Báo cáo thường niên 2014, 2015, 2016.
8. VPB, TCB, SHB, MB, ACB. Báo cáo tài chính hợp nhất 2015, 2016.