Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vương khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 67 - 69)

a) Tăng cường giám sát tài chính

Thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động. Thực trạng giám sát tài chính ở Việt Nam đang bộc lộ một số điểm hạn chế, đặc biệt là hệ thống các công cụ giám sát tài chính cần phải tiếp tục điều chỉnh, việc giám sát chủ yếu dừng ở giám sát tuân thủ, trong khi giám sát hiệu quả và giám sát cảnh báo sớm cần tiếp tục hoàn thiện.

Hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính công chưa bao quát hết các loại hình rủi ro liên quan; hệ thống thông tin phục vụ cho công tác giám sát còn chưa đầy đủ, phân tán và

chưa được cập nhật thường xuyên; công tác thống kê, hạch toán trong một số trường hợp chưa theo đúng các chuẩn mực quốc tế nên khó so sánh khi đánh giá về mức độ rủi ro; công tác giám sát tuân thủ pháp luật trên thị trường chứng khoán chưa bao quát hết các vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn; hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các DNNN vẫn còn những điểm cần tiếp tục cải thiện; việc chia sẻ thông tin trong nội bộ từng ngành cũng như giữa các cơ quan chức năng còn có điểm hạn chế; cơ cấu hệ thống giám sát còn thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận, nhất là ở tầm vĩ mô, liên ngành; chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan giám sát trong một số nội dung còn trùng lắp, cần phải được rà soát để điều chỉnh cho phù hợp.

Trước mắt cần tập trung giám sát theo cơ chế thị trường hơn là giám sát bằng việc áp dụng các biện pháp hành chính; cần chuẩn bị tốt kiến thức và hiểu biết sâu về các điều kiện kinh tế và thị trường tài chính cho cán bộ của các cơ quan giám sát an toàn vĩ mô. Trong trung dài hạn, cần phải đánh giá toàn diện thực trạng và khả năng triển khai hoạt động giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng khuôn khổ pháp lý cùng một cơ chế điều phối thực sự có hiệu quả giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính cho phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

b) Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ

Thực tiễn hệ thống pháp luật trong thời gian qua đã từng bước hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế xã hội, những vẫn bộc lộc một số hạn chế như các nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước chưa được cụ thể hóa trong các đạo luật, nhất là trong các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể như đất đai, xây dựng, tài chính ngân hàng; chưa có cơ chế đảm bảo vai trò độc lập của NHNN; chưa có các thiết chế đủ mạnh để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của Chính phủ đối với các quyết định của NHNN; các cơ chế kiểm soát các khoản vay nợ nước ngoài và chi tiêu ngoài ngân sách còn thiếu hiệu quả, trên thực tế, Chính phủ bảo lãnh cho nhiều doanh nghiệp nhà nước vay vốn.

Hơn nữa, hệ thống pháp luật nước ta chưa ổn định, thay đổi liên tục khiến các ngân hàng khó có một cơ sở vừng chắc để hoạt động. Việc sửa đổi thường xuyên luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật đất dai nhà cửa khiến cho các giấy tờ liên quan như giấy

phép kinh doanh, giấy sở hữu nhà đất không rõ ràng, gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động cho vay. Hệ thống pháp luật nước ta cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao tính đồng bộ, qua đó làm chỗ dựa pháp lý cho hoạt động ngân hàng.

c) Tổ chức và điều hành hoạt động của thị trường

Cần có chiến lược toàn diện về thị trường trong bối cảnh hội nhập, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu và đặt ra những yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hoá; hạn chế nhập siêu, củng cố cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ.

Tăng cường cơ chế điều hành, giám sát hoạt động thương mại, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu. Kiểm soát và xử lý hiện tượng đầu cơ, buôn lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hoá vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiếp tục xây dựng bổ sung và hoàn thiện môi trường pháp lý về quản lý giá, đảm bảo giá cả vận động theo cơ chế giá thị trường nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước. Kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá trong quan hệ thương mại nội địa, chống chuyển giá nội bộ, các tiêu chuẩn thẩm định giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vương khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w