Quan niệm Quản tài viên trong pháp luật Việt Nam hiện hành

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của Quản tài viên ở Việt Nam (Trang 94 - 104)

Quản tài viên là một khái niệm vừa mới và vừa cũ của pháp luật Việt Nam. Như đã nói tại Chương 2 của Luận án, Luật Phá sản của Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc bởi mô hình Luật Phá sản của Pháp. Do vậy Luật Phá sản của các chế độ cũ rất quen thuộc với khái niệm Quản tài viên có bản chất là một thụ ủy tư pháp.

Thế nhưng trước đây Luật Phá sản năm 2004 đã xây dựng chế định Tổ quản lý, thanh lý tài sản mà đã có những bất cập khiến cho Luật Phá sản năm 2004 không thể phát huy tác dụng tốt cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam và cản trở tới việc rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, thậm chí được cho là “chết nhưng không chôn được”. Vụ việc phá sản của Công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển diễn biến như sau: Công ty

bị mở thủ tục phá sản đã làm hợp đồng ủy quyền cho luật sư P tham gia vào Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Thực tế luật sư rất ít thời gian tham gia hoạt động của Tổ. Mặt khác phía đại diện theo pháp luật của công ty cũng ỷ lại trách nhiệm của người đại diện cho công ty tại Tổ quản lý, thanh lý tài sản, không cung cấp các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Thẩm phán (như: danh sách chủ nợ, con nợ và các tài liệu liên quan đến danh sách con nợ…). Trong việc tự ý xin yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty công nghệ Hưng Phát, đại diện theo pháp luật của công ty đã uỷ quyền cho luật sư T làm đại diện cho công ty để tham gia trong quá trình giải quyết phá sản tại Toà án. Cho đến nay luật sư không thể liên lạc được với người đại diện theo pháp luật của công ty, nên buộc phải từ chối việc thực hiện uỷ quyền tham gia giải quyết phá sản [1, tr. 38 - 39]. Ông Phan Gia Quý - Chánh tòa kinh tế, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chi Minh - xét thực tế đó, đã đưa ra kiến nghị tội phạm hóa như sau: “Cần bổ sung vào Bộ luật hình sự tội danh không chấp hành các quyết định, yêu cầu của Tòa án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã” [69, tr. 49].

Vì những bất cập dẫn tới việc phá sản của chính Luật Phá sản năm 2004, với sự nỗ lực nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước, chế định “Tổ quản lý, thanh lý tải sản” được thay thế bởi chế định Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong Luật Phá sản năm 2014. Tuy nhiên nhận thức về lý do của sự thay đổi này cho tới nay vẫn còn có những vấn đề phải bàn. Hội đồng phối hợp phổ biến pháp luật trung ương đã trình bày lý do của sự thay đổi này như sau:

Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiếp thu tiến bộ của Luật Phá sản hiện đại trên thế giới,

trong Luật Phá sản năm 2014 một thiết chế mới đã được ra đời, đó là thiết chế Quản tài viên [29, tr. 45].

Trong khi đó có những mâu thuẫn, bất cập của việc dẫn đến sự thay đổi này lại được phân tích có phần khác biệt như sau:

Nói tóm lại, việc giao trách nhiệm quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản cho Quản tài viên là vì các lý do sau:

Thứ nhất, cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong Tổ quản

lý, thanh lý tài sản theo Luật Phá sản năm 2004, như đã đề cập ở trên, là rất khó khăn, vướng mắc, do tính chất kiêm nhiệm của Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự (là Tổ trưởng) và các thành viên trong tổ cũng đều là kiêm nhiệm, thành phần tổ phức tạp; do đó, không đáp ứng được yêu cầu về tính nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Thứ hai, nếu giao cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện

quản lý, thanh lý tài sản thì không thực hiện chủ trương xã hội hóa những hoạt động mang tính nghề nghiệp, không phù hợp với đặc thù giải quyết tuyên bố phá sản, không phù hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính.

Thứ ba, tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước

trên thế giới thì có 5 nước gồm: Nhật Bản, Đức, Nga, Pháp, Mỹ và theo khuyến nghị số 8 và 9 của UNCITRAL có quy định về chế định Quản tài viên. Cụ thể Quản tài viên là người được Tòa án chỉ định để quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu phá sản [29, tr. 45 – 46].

Luật Phá sản năm 2014 của Việt Nam chia tách rõ ràng giữa “Quản tài viên” và “doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” với các quy định như sau: “Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản” (Điều 4, khoản 7, Luật Phá sản năm 2014); và “Doanh nghiệp quản lý,

thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh

nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản” (Điều 4, khoản 8, Luật Phá sản năm 2014).

Đây có thể là một đặc thù rất Việt Nam có lẽ do nhà làm luật bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ đời thường. Trong ngôn ngữ đời thường “cảnh sát viên”, “giáo viên”, “ứng viên”, “mậu dịch viên”, “kiểm sát viên”, “đoàn viên”, “đảng viên”… chỉ những cá nhân làm một nghề hay tham gia một hoạt động nhất định. Trong khi đó, thuật ngữ pháp lý “Quản tài viên” dùng để chỉ người là chủ thể của quan hệ pháp luật phá sản. Ngay trong Luật Phá sản năm 2014 đã thể hiện rõ điều đó như sau: “Người tiến hành thủ tục phá sản là Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản” (Điều 4, khoản 9, Luật Phá sản năm 2014 quy định). Theo điều luật này, “Quản tài viên” hay “doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” đều là người tiến hành tố tụng đặc biệt khác với những người tiến hành tố tụng theo tố tụng dân sự thông thường. Hai người tiến hành tố tụng này (“Quản tài viên” và “doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”) đều có bản chất pháp lý là người thụ ủy tư pháp. Xét từ phương diện khoa học pháp lý và từ các quy định của Luật Phá sản năm 2014, việc chia tách giữa “Quản tài viên” và “doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” có những sai lầm như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp không phải là một thuật ngữ chuyên môn của khoa

học pháp lý mà là một thuật ngữ, nếu được dùng trong khoa học pháp lý, chỉ một tổ hợp tài sản được thương nhân sung dụng vào hoạt động kinh doanh [12], có nghĩa là doanh nghiệp là đối tượng của các quyền [17, tr. 22-23], tuy nhiên theo quan niệm của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp lại là chủ thể của pháp luật [17, tr. 22] chỉ một tổ hợp các thực thể kinh doanh mà trong đó có cả thể nhân và pháp nhân. Do đó thuật ngữ “doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” được sử dụng trong Luật Phá sản năm 2014 là thiếu chính xác về khoa học pháp lý.

Thứ hai, Điều 4, khoản 9, Luật Phá sản năm 2014 quy định “Quản tài

viên” và “doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” đều là người, đều là chủ thể của quan hệ pháp luật phá sản và đều có bản chất là người tiến hành tố tụng, trong khi không khái quát đủ để xây dựng một thuật ngữ chung cho hai loại người này, hơn nữa doanh nghiệp cũng bao gồm cả thể nhân trong đó (doanh nghiệp tư nhân). Tuy nhiên ở đây cần lưu ý rằng “doanh nghiệp tư nhân” là một thuật ngữ thiếu chính xác về khoa học pháp lý mà nhẽ ra phải được gọi là thương nhân thể nhân vì bản chất của “doanh nghiệp tư nhân” là cá nhân kinh doanh [15, tr. 142].

Luật Phá sản năm 2014 quy định doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phá sản chỉ được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (Khoản 1, Điều 13). Trong khi đó Nghị định số 22/2015/NĐ- CP ngày 16/02/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định: Quản tài viên có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (khoản 1, Điều 8). Như trên đã nói bản chất của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân kinh doanh.

Luật Phá sản năm 2014 cũng có quy định doanh nghiệp tư nhân quản lý, thanh lý tài sản phá sản phải đáp ứng điều kiện sau: “Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc”. Các quy định này cho thấy Quản tài viên và doanh nghiệp tư nhân quản lý, thanh lý tài sản phá sản chẳng khác gì nhau về bản chất mà chỉ khác nhau do nhận thức không đúng về pháp luật mà quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Phá sản năm 2014 và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP đã nói. Điểm khác đó là doanh nghiệp tư nhân quản lý, thanh lý tài sản phá sản đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, còn Quản tài viên là cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp theo Điều 9, khoản 1 như sau:

Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú.

Người đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải có địa chỉ giao dịch.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã loại các loại hình công ty khác ra khỏi việc cung cấp dịch vụ quản lý, thanh lý tài sản phá sản, trong khi như trên đã nghiên cứu, các hình thức công ty khác ở những nước chấp nhận Quản tài viên có thể là công ty cho phép hành nghề Quản tài viên dưới các hình thức công ty đối vốn (corporation).

Dù đã nhìn thấy những bất cập lớn của quy định Tổ quản lý, thanh lý tài sản phá sản do có sự chi phối lớn của cơ quan Thi hành án dân sự, nhưng nay Luật Phá sản năm 2014 của Việt Nam vẫn thể hiện phần nào đặc thù của Việt Nam liên quan tới cơ quan Thi hành án dân sự. Do vậy các quy định về vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thi hành án trong quy trình phá sản trong Luật Phá sản năm 2014 là một đặc thù. Điều 17 Luật Phá sản năm

điều khiển của cả Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và của cả cơ quan Thi hành án dân sự. Cụ thể khoản 4, Điều 9 của Luật Phá sản năm 2014 quy định vai trò của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản là “Giám sát sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”, trong khi đó khoản 3, Điều 17 của Luật Phá sản năm 2014 lại có tiếp quy định cơ quan Thi hành án dân sự có quyền hạn và nhiệm vụ như sau: “Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo việc thanh lý tài sản”.

Theo Luật Phá sản năm 2014, Quản tài viên thực chất là cánh tay nối dài của Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản vì Điều 9 của luật này có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản như sau:

1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.

2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.

6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.

7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.

10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Qua các quy định này chúng ta thấy dường như Tòa án giải quyết toàn bộ vấn đề phá sản trong khi tư tưởng xây dựng Luật Phá sản năm 2014 là thiết kế một phương thức lấy nợ tập thể mà trong phương thức này thì vai trò của các chủ nợ và của người đại diện của họ (Quản tài viên) rất lớn vì để giải quyết chính quyền lợi của họ. Về mặt lý thuyết, từ khi xây dựng Luật Phá sản năm 2004 đã có nhận thức ở Việt Nam:

Chủ nợ là một chủ thể quan trọng và có vai trò quyết định trong việc giải quyết một số vấn đề cơ bản phát sinh từ thủ tục phá sản… Trong thủ tục phá sản, chủ nợ là người đi đòi nợ, vì vậy, vị thế của họ hoàn toàn khác với vị thế của doanh nghiệp, hợp tác xã với tư cách là người phải trả nợ [39, tr. 181-182].

Thế nhưng trong thực tế lập pháp, các Luật Phá sản của Việt Nam từ năm 1993 tới nay đều không hiểu hết hay thể hiện hết vai trò của chủ nợ và đại diện của họ trong tố tụng phá sản. Đây có lẽ là một bất cập trong vấn đề xây dựng pháp luật nói chung. Luật Phá sản là một lĩnh vực pháp luật thuộc luật tư. Do đó khi xây dựng luật này phải chú ý tới quyền tự do ý chí của đương sự và phải chú ý tới vai trò hỗ trợ hay trọng tài của Tòa án khi giải quyết vụ việc tư.

Điều đáng nói nữa ở đây là vấn đề tổ chức chi phối Quản tài viên không chỉ có mỗi vai trò của Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản mà còn thấy vai trò của cơ quan Thi hành án dân sự. Điều 17 của Luật Phá sản thể hiện rất rõ nhận định này vì các quy định về thẩm quyền của chủ thể này như sau:

1. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của Quản tài viên ở Việt Nam (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)