Thực trạng các quy định pháp luật về hành nghề Quản tài viên

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của Quản tài viên ở Việt Nam (Trang 104 - 111)

Quy chế Quản tài viên, nhằm mục đích của Chương này, có thể chia gọn thành ba nhóm quy định bao gồm: Nhóm thứ nhất, các quy định về vào nghề Quản tài viên; nhóm thứ hai, các quy định về hành nghề Quản tài viên

(mà trong đó các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên; các điều kiện hành nghề của Quản tài viên trong một vụ việc phá sản cụ thể; mối quan hệ của Quản tài viên với những chủ thể khác của tố tụng phá sản; thay đổi và chấm dứt hoạt động của Quản tài viên trong một vụ việc phá

sản cụ thể); nhóm thứ ba, các quy định về tranh chấp, kỷ luật và chấm dứt

nghề nghiệp Quản tài viên. Mục này nghiên cứu về các quy định thuộc nhóm thứ hai. Nhóm thứ nhất đã nghiên cứu ở trong hai mục trước. Còn nhóm thứ ba sẽ nghiên cứu ở mục sau mục này.

Dù thực chất là cánh tay nối dài của Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản và chịu sự quản lý song trùng của Quản tài viên như đã nói tại mục trên, nhưng Quản tài viên cũng đã được Luật Phá sản năm 2014 quy định nhiều nhiệm vụ và quyền hạn khá chi tiết. Xem cụ thể các quy định này trong mối liên hệ với các quyền hạn và nhiệm vụ của Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản và cơ quan Thi hành án dân sự có thể hiểu sâu hơn về quan niệm Quản tài viên ở Việt Nam hiện nay. Quản tài viên có quyền hạn và nhiệm vụ quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của con nợ bị phá sản (bao gồm: xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ; bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản; giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật; thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật; đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản; bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản; tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan Thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản; gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng); có quyền đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh

nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật; có trách nhiệm báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; có quyền đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc như thu thập tài liệu, chứng cứ, tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật, có quyền hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan Thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan Thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (Điều 16 của Luật Phá sản năm 2014)

Khoản 6, Điều 16 nói trên đã khẳng định thêm về tính song trùng trực thuộc của Quản tài viên mà theo đó Quản tài viên vừa chịu trách nhiệm, báo cáo trước Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản, lại vừa chịu trách nhiệm, báo cáo trước cơ quan Thi hành án dân sự. Thật khó cho hoạt động của Quản tài viên nếu Thẩm phán và cơ quan Thi hành án dân sự có ý kiến khác nhau và chỉ đạo khác nhau. Sự lo lắng này rất có khả năng xảy ra vì sự phối hợp của các cơ quan chính quyền ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề rất cần bàn. Quản tài viên trong các quy định này còn là một tham mưu cho Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản (điểm e, khoản 1 và khoản 4). Các nghiệp vụ của Quản tài viên bị gián đoạn do có sự can thiệp của cơ quan Thi hành án dân sự, chẳng hạn như có sự chia sẻ giữa định giá và thanh lý tài sản với cơ quan Thi hành án dân sự (điểm h khoản 1). Quản tài viên có các nhiệm vụ mà chỉ thực hiện được nếu có vai trò là đại diện cho con nợ bị phá sản (như bán tài sản

theo điểm e, g, h, i của khoản 1) vì tài sản không thuộc quyền sở hữu của Quản tài viên cũng như của Tòa án hay cơ quan Thi hành án dân sự, nhưng thực tế Luật Phá sản năm 2014 lại không quy định Quản tài viên là đại diện cho con nợ bị phá sản mà thể hiện rõ nhất tại khoản 2 vì khoản này nói rõ Quản tài viên chỉ là đại diện trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản không có người đại diện theo pháp luật. Xem tổng thể Điều 16, Luật Phá sản năm 2014, chúng ta thấy luật này quan niệm Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là người giúp việc cho Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản (cánh tay nối dài của Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản), chứ không phải là thụ ủy tư pháp đại diện cho các chủ nợ và con nợ. Thế nhưng căn cứ chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nói tại khoản 2, Điều 45 của Luật Phá sản năm 2014 như sau:

Căn cứ chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

a) Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;

d) Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản. Qua các quy định của hai điều luật vừa dẫn, chúng ta có thể thấy dường như có sự mâu thuẫn trong quan niệm về bản chất pháp lý của Quản tài viên:

Một mặt, Quản tài viên không được xem là đại diện của chủ nợ và con nợ bị

thanh lý tài sản phá sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vẫn được xem là một căn cứ chỉ định Quản tài viên (điểm b). Tuy nhiên căn cứ này nếu có được sử dụng thì cũng không thể xem Quản tài viên là người đại diện của người nộp đơn vì không quyền hạn, nhiệm vụ nào của Quản tài viên được pháp luật quy định nói lên điều đó. Vì vậy đề xuất Quản tài viên của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ có thể là một gợi ý để Tòa án xem xét. Về nguyên tắc, Quản tài viên là đại diện bởi luật mà đã đại diện bởi luật thì pháp luật phải định rõ nhiệm vụ đại diện. Nhưng việc Luật Phá sản năm 2014 không quy định nhiệm vụ nào của người đại diện đối với Quản tài viên thì điều đó càng khẳng định Quản tài viên của Việt Nam hiện nay không phải là người đại diện hay thụ ủy tư pháp.

Với vai trò của Quản tài viên là cánh tay nối dài của Thẩm phán thì các nguyên tắc hành nghề Quản tài viên nêu ở mục trên rất khó thực hiện hoặc có thể nói là các nguyên tắc này thiếu thích hợp. Nguyên tắc bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, minh bạch, khách quan khó có thể thực hiện được khi Quản tài viên chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ từ Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản và chịu sự chỉ đạo nữa của cơ quan Thi án dân sự. Nguyên tắc chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề của Quản tài viên cũng không thể thực hiện được với một cơ chế và mối liên hệ như vậy. Nhẽ ra Thẩm phán chỉ có vai trò hỗ trợ có tính chuyên biệt về tư pháp và giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình phá sản, còn cơ quan Thi hành án dân sự không thể can dự vào quá trình này thì các nguyên tắc hành nghề Quản tài viên mà Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định mới có thể thực hiện được. Qua đây chúng ta cũng thấy giữa Luật Phá sản năm 2014 và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật này có mâu thuẫn lớn về nội dung. Có lẽ do Nghị định số 22/2015/NĐ-CP tiếp cận quá trình phá sản từ khía cạnh khoa học Luật Phá

sản, còn Luật Phá sản năm 2014 tiếp cận quá trình phá sản từ vai trò thống soái của Tòa án trong việc chi phối quy trình phá sản.

Trong quá trình thực hành nghề nghiệp, trong một vụ việc phá sản cụ thể, Quản tài viên có thể bị thay đổi. Việc thay đổi do quyết định của Thẩm phán. Thẩm quyền này là thông thường đối với Thẩm phán trong pháp luật của các nước và xuất phát từ bản chất của Quản tài viên là một thụ ủy tư pháp. Tuy nhiên Luật Phá sản năm 2014 không nêu rõ những người có thẩm quyền yêu cầu thay đổi Quản tài viên mà chỉ quy định tại khoản 1, Điều 46 như sau:

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;

b) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.

Các quy định này cho thấy các căn cứ thay đổi Quản tài viên đều phải được đánh giá và xem xét kỹ lưỡng mới có thể ra quyết định. Vì vậy có thể suy luận rằng việc thay đổi Quản tài viên hoàn toàn do Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản thực hiện trên các căn cứ do tự Thẩm phán chứng minh. Điều này càng khẳng định vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết phá sản và Quản tài viên thực sự chỉ là phụ tá giúp việc hay là cánh tay nối dài của Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản mặc dù khoản 10, Điều 18 của Luật Phá sản năm 2014 có quy định “người tham gia tố tụng phá sản” có quyền đề nghị thay đổi Quản tài viên. Đây là một mâu thuẫn, bất cập về mặt kỹ thuật pháp lý vì người tham gia tố tụng phá sản không chỉ là các chủ nợ, trong khi cả thế giới không xem ai khác ngoài chủ nợ và con nợ là người được đại diện bởi

Người tham gia thủ tục phá sản là chủ nợ; người lao động;

doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản.

Định nghĩa này cho thấy ngoài chủ nợ ra còn rất nhiều người khác tham gia tố tụng phá sản ở Việt Nam. Vì vậy chúng ta có thể thấy Quản tài viên bị tất cả những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng phá sản chi phối trong khi đòi hỏi Quản tài viên phải hành nghề độc lập, khách quan. Đây là mâu thuẫn lớn về nội dung của pháp luật phá sản hiện hành ở Việt Nam. Tuy nhiên sự chi phối của những người tham gia tố tụng phá sản bị giới hạn bởi Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản. Vấn đề là Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản muốn gì và muốn như thế nào? Đó là tóm tắt quy trình phá sản ở Việt Nam.

Hiện trạng thi hành Luật Phá sản năm 2014 có bất cập liên quan tới việc số lượng Quản tài viên được chỉ định tham gia vụ việc phá sản cụ thể. Đại diện Tòa án Tỉnh Bắc Ninh cho rằng:

Hiện tại, Luật Phá sản chưa quy định rõ số lượng Quản tài viên được chỉ định cho mỗi vụ việc. Vì vậy, cần làm rõ, trong trường hợp Thẩm phán chỉ định Quản tài viên thì số lượng Quản tài viên được chỉ định là bao nhiêu? Trong trường hợp chỉ định doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản, thì doanh nghiệp này được cử bao nhiêu Quản tài viên để thực hiện vụ việc?

Trong trường hợp Thẩm phán chỉ định nhiều hơn một Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản tham gia vụ việc phá sản, thì nhiệm vụ, quyền hạn của các Quản tài viên, doanh

nghiệp quản lý và thanh lý tài sản được quy định như thế nào? Các Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phối hợp thực hiện các công việc hay mỗi người được phân công một nhóm công việc cụ thể, riêng biệt và tự mình chịu trách nhiệm đối với việc mình được phân công? [22, tr. 36].

Đoạn dẫn này cho thấy pháp luật hiện hành chưa xác định rõ được bản chất pháp lý của Quản tài viên, do đó không thể xác định được bản chất của mối liên kết giữa các Quản tài viên trong một vụ việc phá sản cụ thể. Theo PGS.TS Ngô Huy Cương, các Quản tài viên này đều là đại diện cho các chủ nợ, nên họ phải cùng nhau chịu trách nhiệm liên đới giống với các thành viên trong một công ty hợp danh [13]. Đoạn trích dẫn trên cũng cho thấy sự hạn chế của Quản tài viên là một tổ chức (doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản) và thể hiện một quan niệm về Quản tài viên thiếu chính xác vì hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ định của Tòa án mà không phải do nhu cầu của các chủ nợ.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của Quản tài viên ở Việt Nam (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)