Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của Quản tài viên ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Với các nội dung cần nghiên cứu cụ thể theo các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu nói trên, Luận án dựa vào các cơ sở lý thuyết sau để nghiên cứu đề tài Luận án:

Phá sản có một vai trò và ý nghĩa lớn trong kinh tế thị trường. Thông qua nó người ta có thể tác động vào nền kinh tế. Tuy nhiên phá sản vẫn luôn luôn được quan niệm là một lĩnh vực pháp luật thuộc luật tư.

Do đó lý thuyết đầu tiên mà Luận án dựa vào là lý thuyết phân chia các

ngành luật hay phân loại pháp luật. Từ lý thuyết này chúng ta mới có thể tìm

hiểu rõ tính chất của từng ngành luật hay từng lĩnh vực pháp luật.

Vì vậy cơ sở lý thuyết tiếp theo mà Luận án dựa vào là học thuyết tự do

tư. Theo đó việc xác định rõ vai trò của các chủ nợ, vai trò của Thẩm phán tiến hành tố tụng phá sản trong quy trình phá sản được làm rõ để từ đó có thể xác định đúng đắn bản chất pháp lý của Quản tài viên và xây dựng mối quan hệ giữa Quản tài viên và các chế định chủ yếu khác của Luật Phá sản.

Quản tài viên là đại diện của các chủ nợ và của con nợ. Do đó học thuyết về đại diện được Luận án dựa vào để làm rõ Quy chế pháp lý của Quản

tài viên, nhất là về mối liên hệ giữa Quản tài viên với các chủ nợ và Quản tài viên với con nợ bị phá sản.

Để xác định tính logic hay tính hệ thống của Luật Phá sản, Luận án dựa vào lý thuyết lấy nợ tập thể của thương nhân bởi Quản tài viên và Quy chế

pháp lý của Quản tài viên phải bảo đảm tính hợp lý hay tính hệ thống trong cơ chế lấy nợ tập thể này. Phương thức lấy nợ tập thể có những đặc thù so với các phương thức lấy nợ thông thường.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của Quản tài viên ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)