nghề nghiệp Quản tài viên
Luật Phá sản năm 2014 không khác gì các luật khác, không đề cập tới bất kỳ một chế tài cụ thể nào cho các vi phạm, trừ chế tài thay đổi Quản tài viên. Luật này có quy định theo mẫu như sau tại Điều 129 mà hầu hết các luật, Bộ luật đều theo khuôn mẫu đó:
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp Quản tài viên, cá nhân của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản vi phạm pháp luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Các quy định theo mẫu này cũng có một chút lý lẽ nếu xét trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Sự phân tách rạch ròi thẩm quyền giữa các luật và Bộ luật ở Việt Nam hiện nay không phải đơn thuần là sự phân chia giữa các ngành luật mà còn là sự phân chia khu vực ảnh hưởng của các cơ quan nhà nước như một luật bất thành văn. Vì vậy rất khó cho một luật hay Bộ luật lấn sân sang khu vực ảnh hưởng của Ban soạn thảo khác. Một ví dụ ai cũng có thể biết: đó là Bộ Thương mại và Công nghiệp khó có thể đưa các vấn đề về công ty vào Luật Thương mại năm 2005, trong khi đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khó có thể đưa các tổ chức tín dụng vào Luật Doanh nghiệp năm 2014. Bản thân Luật Phá sản năm 2014 cũng khó có thể loại vai trò của cơ quan Thi hành án dân sự ra khỏi nó vì cơ quan này đã chiếm một vị trí quan trọng trong Luật Phá sản năm 2004. Vì vậy không ít những tình huống rất khó xử lý cho thật rạch ròi.
Gần đây báo Dân trí đưa tin: Chiều 23/3/ 2017, Quản tài viên Trần Đăng Minh đã sử dụng một nhóm người mặc sắc phục bảo vệ dùng súng và còng tay đòi bắt người ở trường Mầm non Thanh Nguyên (Phan Thiết, Bình Thuận). Vụ việc gây xôn xao dư luận. Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết ra quyết định tuyên bố phá sản đối với công ty TNHH Thanh Nguyên. Không đồng tình với bản án, bà D. – giám đốc công ty Thanh Nguyên, đã làm đơn gửi Tòa án nhân dân cấp cao hơn đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án
nhân dân thành phố Phan Thiết. Để thi hành quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên đã sử dụng một nhóm người dùng súng và còng tay xông vào trường mầm non khi các cháu nhỏ còn đang học để bắt bà chủ trường (chủ đơn vị bị tuyên phá sản). Theo Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, Quản tài viên Trần Đăng Minh đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật phá sản. Tuy nhiên, phương pháp làm việc, thời điểm tiến hành thực hiện là chưa phù hợp, gây bức xúc và phản cảm trong dư luận xã hội. Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận nhận định trong vụ việc này Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết (Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự) đã thiếu chặt chẽ trong kiểm tra, đôn đốc. Sở Tư pháp kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết tổ chức họp đánh giá những sai sót trong quá trình chỉ đạo thực hiện và xử lý những sai sót vừa qua, đồng thời, chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự Phan Thiết phối hợp với Quản tài viên Trần Đăng Minh tiếp tục quản lý doanh nghiệp, tạo điều kiện cho Trường Thanh Nguyên hoàn tất chương trình năm học 2016-2017 [98].
Vụ việc này đã thể hiện rất rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, hiệu lực của tư pháp và quản lý nhà nước hiện nay ở nước ta
là quá thấp kém;
Thứ hai, sự ảnh hưởng khá rõ của cơ quan Thi hành án dân sự;
Thứ ba, sự hiểu biết về pháp luật nói chung và về Luật Phá sản nói
riêng còn rất thiếu thốn.
Vụ việc này cũng cho chúng ta thấy sự can thiệp của cơ quan Thi hành án dân sự vào quá trình phá sản là không nhỏ.
Sự thiếu thốn các chế tài về các vi phạm của Quản tài viên là rất rõ vì trong Luật Phá sản năm 2014 và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP cho thấy điều đó. Thế nhưng cái nguy hiểm hơn là trong khi thiếu thốn chế tài nhưng các văn bản này lại đặt ra rất nhiều điều cấm. Đặt ra điều cấm thích hợp là một
điểm tốt nhưng nếu đã đặt ra mà không có các chế tài tương thích thì điều cấm sẽ làm cho xã hội không thấy ý nghĩa của điều cấm đó nữa. Các điều cấm được Nghị định số 22/2015/NĐ-CP nêu ra tại Điều 3 như sau:
1. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên:
a) Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
2. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
a) Thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng tên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
Chẳng hạn hành vi của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản như quy định ở trên sẽ bị xử lý như thế nào chúng ta có thể lần tìm trong Bộ luật Hình sự năm 2017. Thế nhưng rất khó khăn khi khép hành vi nói trên vào một tội nào trong Bộ luật Hình sự năm 2017. Đây là một bất cập lớn có tính hệ thống của pháp luật Việt Nam hiện nay. Nếu luật hình sự có chức năng bảo vệ thì có thể kết luận Bộ luật Hình sự năm 2017 của Việt Nam không thực hiện được chức năng đó đầy đủ. Khuyết điểm này có thể là do Bộ luật này không chú ý tới việc bảo vệ các các quan hệ mà các luật khác quy định. Về phía của các luật khác, các luật này đã không chú ý tới thiết kế các chế tài để bảo vệ cho các quan hệ cấm vi phạm. Hầu hết các hành vi bị nghiêm cấm nói trên không có các chế tài tương ứng.
Tuy nhiên Nghị định số 22/2015/NĐ-CP có chú ý tới một chế tài đặc thù đối với Quản tài viên là tạm đình chỉ hành nghề trong các trường hợp như: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quản tài viên là luật sư bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư; Quản tài viên là kiểm toán
viên hành nghề bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về xử