Khái niệm Quản tài viên và khái niệm Quy chế pháp lý của Quản

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của Quản tài viên ở Việt Nam (Trang 49 - 59)

Quản tài viên là một trong những trọng tâm của Luật Phá sản.

2.2. Khái niệm Quản tài viên, khái niệm Quy chế pháp lý của Quản tài viên và nội dung của Quy chế pháp lý của Quản tài viên tài viên và nội dung của Quy chế pháp lý của Quản tài viên

2.2.1. Khái niệm Quản tài viên và khái niệm Quy chế pháp lý của Quản tài viên Quản tài viên

2.2.1.1. Khái niệm Quản tài viên

như “Tổ quản lý, thanh lý tài sản phá sản”, “Người quản lý sản nghiệp phá sản”, “Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” hay “Thanh toán viên” (được quy định tại Điều 204 của Bộ luật Thương mại Trung Kỳ 1936). Các thuật ngữ này có thể được hiểu nghiêng về các khía cạnh khác nhau trong quy trình phá sản, nhưng đều nhằm chỉ một khái niệm hay một chế định mà Tòa án tối cao của Việt Nam nhận định:

Xuất phát từ những lợi ích trái chiều của chủ nợ, người mắc nợ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong khi giải quyết phá sản đã khiến cho sự hình thành chủ thể quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã dẫn đến sự hình thành chủ thể quản lý, thanh lý tài sản trở thành yêu cầu khách quan. Đây là một chủ thể rất quan trọng trong tố tụng phá sản của bất cứ quốc gia nào [80, tr. 132].

Phân tích sâu hơn phần nào đó về sự cần thiết phải có chế định quản lý tài sản của con nợ bị phá sản ở khía cạnh học thuật, cũng như thực tiễn phá sản của các nước trên thế giới, PGS.TS Dương Đăng Huệ viết:

Khi lâm vào tình trạng phá sản, con nợ (doanh nghiệp mắc nợ) thường có tâm lý chung là muốn tiêu dùng tài sản của mình một cách “xả láng”, quá mức cần thiết vì cho rằng, nếu không phục hồi được thì không sớm thì muộn, các tài sản đó cũng sẽ bị thu hồi để trả cho các chủ nợ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, con nợ có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu để con nợ tiếp tục quản lý khối tài sản mà không có sự kiểm tra, giám sát của một thiết chế (cơ quan, tổ chức hay một nhóm người nào đó) thì khối tài sản này khó có thể được bảo toàn và hậu quả tất yếu sẽ làm các chủ nợ bị thiệt hại về lợi ích vật chất (tài sản). Vì vậy, việc quản lý

tài sản của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản là một trong những vấn đề cơ bản mà Luật Phá sản các nước đều rất quan tâm giải quyết [39, tr. 48].

Lý do về sự cần thiết để thiết lập chế định Quản tài viên trong đoạn văn này rất đáng chú ý. Tuy nhiên tác giả của nó chưa chú ý tới logic hệ thống của Luật Phá sản và chưa quan niệm được thiết chế đó có thể là một tự nhiên nhân, và cũng chưa phân biệt được doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với doanh nghiệp bị phá sản. Hầu hết các nước đều xác định Quản tài viên là tự nhiên nhân là chủ yếu và có sự phân biệt giữa doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và doanh nghiệp bị phá sản. Sau khi bị mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó bị coi là doanh nghiệp bị phá sản. Còn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không chi trả được các khoản nợ đã tới hạn và là điều kiện để mở thủ tục phá sản.

Sự cần thiết của chế định Quản tài viên trong Luật Phá sản còn được luận giải liên quan tới cộng đồng và chính doanh nghiệp bị phá sản như sau:

Chủ thể quản lý tài sản là cá nhân hoặc tổ chức được cử ra để thực hiện các hành vi quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản. Đây là điều mà Luật Phá sản các nước đều thừa nhận bởi xuất phát từ một thực tế là: Khi một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức không còn đủ khả năng tài chính để trang trải các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng phá sản đã chứng minh doanh nghiệp đó không còn khả năng điều hành cũng như tạo niềm tin cho quản lý doanh nghiệp. Để tránh những rủi ro cho cộng đồng và cho chính ngay bản thân doanh nghiệp cần phải có một loại chủ thể đặc biệt có kinh nghiệm, khách quan và trong chừng mực nhất định có quyền hạn để thực hiện việc kiểm soát cũng như áp dụng các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn tài sản doanh nghiệp [28, tr. 82].

Do tính chất là một cơ chế hay một phương thức lấy nợ tập thể, ngăn cản việc lấy nợ riêng rẽ trên tài sản còn lại của con nợ, và Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ cho quá trình phá sản, cho nên Quản tài viên có bản chất pháp lý là người thụ ủy tư pháp đứng ở trung tâm của mối quan hệ đại diện phát sinh bởi luật. Quản tài viên vừa đại diện cho con nợ bị phá sản, vừa đại diện cho các chủ nợ [83, tr. 1135]. Bởi con nợ có thể theo khuynh hướng tự làm nghèo cho mình để trốn tránh trách nhiệm trả nợ, có thể trả nợ riêng cho chủ nợ theo sự lựa chọn của mình, và xét ở khía cạnh quản trị, con nợ yếu kém về quản trị để dẫn đến tình trạng phá sản, nên buộc con nợ phải hành động qua một trung gian trong một số hoạt động, nhất là trong mối quan hệ liên quan tới các chủ nợ. Do đó liên quan tới con nợ, Quản tài viên thực hiện nhiệm vụ quản trị sản nghiệp của con nợ. Lưu ý rằng sản nghiệp là một

thuật ngữ pháp lý chỉ tổng thể quyền và nghĩa vụ về tài sản nằm trong nhân cách pháp lý của thể nhân, pháp nhân mà bao gồm phần tích sản và phần tiêu sản [19, tr. 44-45]. Bởi không con nợ nào được lấy nợ riêng rẽ trên khối tài sản còn lại của con nợ để bảo đảm phá sản là một cơ chế lấy nợ tập thể, nên buộc bất kỳ con nợ nào cũng phải hành động qua một trung gian minh bạch và mọi người có thể kiểm soát được. Do đó liên quan tới các chủ nợ, Quản tài viên thực hiện nhiệm vụ là đại diện cho các chủ nợ để không chủ nợ nào được hành động riêng rẽ trên sản nghiệp của con nợ.

Giải thích cho bản chất thụ ủy tư pháp của Quản tài viên Nhóm nghiên cứu và dự hoạch xây dựng Bộ luật Thương mại Việt Nam Cộng hòa năm 1973 của Lê Tài Triển, Nguyễn Vang Thọ và Nguyễn Tân cho rằng: người khánh tận phải được đại diện vì đã bị tước quyền quản trị tài sản và ở vào tình trạng không còn tiến hành được các hành vi pháp lý đối kháng với chủ nợ; còn các chủ nợ được liên kết thành một khối cá biệt về pháp lý, nên cần phải có một người đại diện hành động nhân danh tổng thể chủ nợ [83, tr. 1135-1136].

Trên thế giới “Quản tài viên” còn được phân biệt với “người quản lý tài sản do ủy quyền” (official receiver). Theo pháp luật của Úc, người quản lý tài sản do ủy quyền là người được chỉ định bởi luật, hành động như Quản tài viên trong thủ tục phá sản khi không có sự chỉ định tư nhân nào đối với người hành nghề phá sản (insolvency practitioner) [125]. Đây là sự lựa chọn vắng mặt trong rất nhiều vụ việc phá sản ở Úc khi không ai chỉ định một Quản tài viên tư nhân, và các nhân viên của Tổ chức dịch vụ Quản tài viên và vỡ nợ của Úc (the Insolvency and Trustee Service of Australia - ITSA) quản lý công việc hàng ngày [125]. Sự phân biệt này không chỉ được coi trọng ở các nước theo truyền thống Common Law mà còn được coi trọng ở cả một số nước theo truyền thống Civil Law như: Ý [116, p. 45], Brazil [107, p. 38] …

Theo pháp luật Anh, người quản lý tài sản do ủy quyền là một viên chức nhà nước thuộc Cơ quan của chính phủ về vỡ nợ (the Government’s Insolvency Service) có nhiệm vụ bảo đảm trật tự phá sản do Tòa án chỉ định và có trách nhiệm: (1) điều tra tình trạng tài chính và hoạt động của con nợ (kể cả các chứng cứ bất thường hoặc hoạt động phạm tội); (2) tiến hành ngay lập tức việc soát tài sản và sản nghiệp của con nợ; (3) liên hệ với tất cả các chủ nợ để mời họ chứng minh bất kỳ yêu cầu nào đối với bấy kỳ khoản nợ nào chống lại con nợ phá sản; (4) có thể kiểm soát thư từ giao dịch của con nợ bị phá sản; (5) có thể yêu cầu Tòa án ra án lệnh thu giữa hộ chiếu của con nợ bị phá sản; (6) dàn xếp việc đóng băng tài khoản của con nợ bị phá sản; (7) trong thời hạn 12 tuần theo trình tự phá sản, tiến hành họp Hội nghị chủ nợ để chỉ định Quản tài viên; và (8) trở thành Quản tài viên, nếu không một Quản tài viên nào được chỉ định [122]. Trong khi đó Quản tài viên là người có quyền kiểm soát toàn bộ sản nghiệp của con nợ và có các trách nhiệm sau:

Thứ nhất, định đoạt tài sản của con nợ và bảo đảm giá bán tài sản công bằng

chia cho các chủ nợ một cách công bằng; thứ ba, đối thoại với các chủ nợ và các đại diện thu hồi tài sản của họ; thứ tư, thông báo với con nợ một cách đầy đủ về các quyền của con nợ; thứ năm, tiến hành các biện pháp ngăn cản vụ

kiện (nếu cần thiết); và thứ sáu, xem xét toàn bộ tình trạng của con nợ và đưa ra những giải pháp chính thức để con nợ thoát khỏi những khoản nợ [122]. Qua khảo sát các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của “người quản lý tài sản do ủy quyền” và “Quản tài viên” nói trên, có thể hiểu phần nào việc sử dụng thuật ngữ “Quản tài viên” hay thuật ngữ “thanh toán viên” như trên đã đề cập tới liên quan tới pháp luật Việt Nam dưới chế độ cũ.

Quản tài viên theo quan niệm của pháp luật Việt Nam dưới các chế độ cũ là một thụ ủy tư pháp do Tòa án chỉ định và được thù lao bằng tiền phụ cấp do Thẩm phán thừa nhiệm thanh quyết toán bằng án lệnh [83, tr. 1135].

Quản tài viên theo pháp luật của Pháp là một cá nhân hoặc pháp nhân được chỉ định bởi quyết định của toà án về việc quản lý tài sản của người khác hoặc thực hiện vai trò giám sát việc quản lý tài sản [121].

Theo pháp luật Anh, Quản tài viên (trustee) là người nắm giữ các tài sản của con nợ bị phá sản theo quy định của pháp luật để phân bổ cho các chủ nợ [114, tr. 286].

Luật Phá sản năm 2006 của Trung Quốc không giống Luật Phá sản của Đức ở chỗ, không chỉ các tự nhiên nhân mới có đủ điều kiện là Quản tài viên, mà các pháp nhân như Tổ thanh lý tài sản hoặc các công ty luật và công ty kế toán cũng có thể được chỉ định làm Quản tài viên [124, p. 28].

Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL - United Nations Commission on International Trade Law) định nghĩa đại diện phá sản là một người hay một tổ chức được chỉ định trên cơ sở tạm thời được ủy quyền trong thủ tục phá sản để quản lý việc tái cấu trúc hoặc thanh lý khối tài sản phá sản [119, p. 5].

Vậy, Quản tài viên là một người (hoặc thể nhân hoặc pháp nhân) có bản chất pháp lý là người thụ ủy hay người đại diện bởi luật hay bởi sự ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trong vụ việc phá sản mà chủ yếu là quản trị tài sản của con nợ và bảo vệ các lợi ích của chủ nợ hoặc các chủ nợ.

Các căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện bao gồm hành vi pháp lý và pháp luật. Do đó có hai loại đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật được chia thành ba loại dựa vào các căn cứ chủ yếu cụ thể như: (1) các quy định cụ thể của pháp luật; hoặc (2) sự chỉ định của người khác mà không phải là người được đại diện; hoặc (3) sự chỉ định của Tòa án [24, tr. 150]. Xuất phát từ quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đại diện theo pháp luật được xác định như sau: (1) do quan hệ đặc biệt giữa người được đại diện và người đại diện mà phát sinh quan hệ đại diện đương nhiên (như cha mẹ và con, vợ và chồng,…); (2) quan hệ đại diện phát sinh trên cơ sở một quan hệ pháp lý khác (như giám hộ, quan hệ lao động,…); và (3) do cơ quan nhà nước (chủ yếu là Tòa án) quyết định khi đại diện là cần thiết đối với người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự [51, tr. 294]. Bản chất thụ ủy tư pháp của Quản tài viên khẳng định Quản tài viên được chỉ định bởi người được đại diện hoặc Tòa án để tiến hành một hoạt động tư pháp đặc biệt.

Có thể có sự khác nhau đôi chút về Quản tài viên trong pháp luật của các nước khác nhau, chẳng hạn pháp luật Việt Nam khác với pháp luật của một số nước ở chỗ quan niệm Quản tài viên chỉ là cá nhân và bên cạnh đó còn có “doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”, và có sự tham dự của cơ quan Thi hành án dân sự. Nhưng Quản tài viên là một chế định không thể thiếu bởi chính tính chất lấy nợ tập thể của phá sản quy định. Khái niệm Quản tài viên

không thể được làm rõ hoàn toàn khi không gắn nó với một hệ thống pháp luật cụ thể, tức là gắn nó với một Quy chế Quản tài viên cụ thể.

Quản tài viên là một chế định không thể thiếu trong Luật Phá sản ở bất kỳ quốc gia nào mặc dù chế định này có các tên gọi khác nhau như trên đã trình bày. Vai trò của Quản tài viên có thể được chia ra trong các lĩnh vực như pháp luật, kinh tế và xã hội. Về mặt pháp luật, Quản tài viên xuất phát

từ bản chất là một thụ ủy tư pháp, cho nên có vai trò quan trọng trong việc giúp cho cơ chế phá sản phát huy được đúng vai trò của nó là một cơ chế lấy nợ tập thể. Thông qua chế định Quản tài viên, không một chủ nợ nào có thể lấy nợ riêng rẽ trên khối tài sản còn lại của con nợ. Quản tài viên giúp cho hoạt động tư pháp liên quan tới phá sản có hiệu quả và diễn ra trong trật tự; đảm bảo hoạt động phân chia tài sản của con nợ được diễn ra một cách công bằng, khách quan và đúng luật. Về mặt kinh tế, Quản tài viên giúp cho việc tái cấu trúc lại việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bằng cách thu lại một cách chính đáng và công bằng những tài sản đang bị khai thác kém hiệu quả để phân bổ về cho những chủ nợ có khả năng sử dụng có hiệu quả hơn. Ở một góc độ khác Quản tài viên giúp con nợ tái sinh bằng việc đưa ra các giải pháp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tái hòa nhập vào đời sống kinh tế và phát triển trong tương lai. Về mặt xã hội, Quản tài viên là cầu nối giúp cho các thành viên xã hội có quan hệ nợ nần đối thoại được một cách hài hòa với nhau. Hoạt động của Quản tài viên hướng tới phân chia tài sản của con nợ cho các chủ nợ một cách công bằng, khách quan; trong đó bao gồm cả giải quyết lợi của người lao động tại doanh nghiệp, đảm bảo cho sự ổn định xã hội, tránh tình trạng mâu thuẫn, xâu xé, chụp giật dẫn đến tình trạng xã hội phức tạp, bất ổn.

2.2.1.2. Khái niệm Quy chế pháp lý của Quản tài viên

Quy chế pháp lý nói chung thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Thuật ngữ Quy chế thường được dùng cho cả chủ thể và đối tượng

của quan hệ pháp lý, chẳng hạn như người ta hay nói tới Quy chế pháp lý của người nước ngoài ở một nước sở tại nào đó, Quy chế pháp lý của thương nhân (mà thường được gọi tắc là Quy chế thương nhân [15, tr. 78]), Quy chế biên giới [85, tr. 173], Quy chế pháp lý của tàu biển, Quy chế pháp lý của tàu bay

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của Quản tài viên ở Việt Nam (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)