Quá trình hình thành và phát triển Ngânhàng TMCPSài Gòn Công thương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 51)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thươnglà ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân hàng cổ phần Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng.

Sau 24 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 1500 tỷ đồng.

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương đã đề nghị NHNN cho phép mở thêm chi nhánh tại Hà Nội và đã được NHNN chấp nhận. Ngày 30/01/1933 NHNN Việt Nam đã cấp giấy phép số 0015/GCT chấp thuận cho NHSGCT được mở chi nhánh tại Hà Nội. Ngày 29/11/1993, UBNH thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 621 QĐ/UB cho phép thành lập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội với trụ sở hoạt động tại 17 - Tông Đản - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Ngày 18/01/1994, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội đã làm lễ khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Sau một thời gian hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội đã chuyển về hoạt động tại 11A - Đoàn Trần Nghiệp - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội vào tháng 07/1997 và tiếp tục hoạt động cho đến nay.

Ra đời trong quá trình đổi mới, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, từng bước vươn lên và trưởng thành, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống Ngân hàng cả nước nói riêng.

Với bề dày kinh nghiệm của bản thân ngân hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng cao trên nhiều mặt hoạt động như: tăng khả năng huy động vốn, mở rộng địa bàn hoạt động, doanh số cho vay tăng nhanh, hoạt động bảo lãnh, thanh toán, xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ tăng trưởng cao. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công

Khóa luận tốt nghiệp 37 Học viện Ngân hàng thương - Chi nhánh Hà Nội đạt được những bước phát triển như ngày nay là nhờ định hướng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh, thực hiện cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân, hộ gia đình,... cùng với sự thống nhất trong quản trị và điều hành giữa Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nghiệp vụ của Ngân hàng.

2.1.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội

Là một ngân hàng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương đã bố trí cơ cấu các phòng ban gọn nhẹ với đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn tốt, đảm bảo thực hiện được toàn bộ các hoạt động giúp ngân hàng vận hành hiệu quả. Hệ thống các phòng ban tại Ngân hàng được phân chia một cách khoa học và có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, tránh trùng lắp các chức năng gây lãng phí nguồn nhân lực. Cụ thể, sơ đồ hệ thống các phòng ban tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội được bố trí như sau:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KHO QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG BẢO VỆ BỘ PHẬN TÍN DỤNG BỘ PHẬN TTQT 1

Nguồn: Saigonbank - Chi nhánh Hà Nội

2.1.2. Ket quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây

Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn đầy biến động của toàn thế giới, một loạt các nền kinh tế lớn gặp khó khăn trong việc phục hồi nền kinh tế của mình. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã kéo dài suốt ba năm mà chưa có hồi kết, nhiều nền kinh tế

Loại hình KH 31/12/2010 31/12/2011 31/12/ 2012

Số tiền (+/-) Số tiền (+/-)

Khóa luận tốt nghiệp 38 Học viện Ngân hàng

châu Âu đã rơi vào suy thoái và rốt cuộc Eurozone đã không tránh được suy thoái trở lại trong quý III/2012. Đồng thời, các nền kinh tế lớn khác của thế giới cũng chưa thực sự phục hồi vững chắc sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ từ cuối năm 2008. Cụ thể, Mỹ: Nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng khá ì ạch và lần đầu tiên Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm vào năm 2011; Nhật Bản: tình trạng giảm phát, sự tăng trưởng chậm lại của thương mại thế giới, nhu cầu trong nước yếu và xuất khẩu sụt giảm, nhất là sang Trung Quốc (giảm tới 14.5% trong tháng 11/2012), đang đẩy Nhật Bản trước nguy cơ suy thoái lần thứ năm trong 15 năm qua; tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2012 cũng chậm lại, ước đạt 7.5%.

Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm chạp trong khi lạm phát ở mức cao trong giai đoạn 2010-2011 đã khiến nhà nước đưa ra hàng loạt quyết định nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có giải pháp sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Các chính sách này đã gây không ít khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, do những khó khăn của toàn bộ nền kinh tế trong và ngoài nước, phần lớn DN Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ suốt cảgiai đoạn. Do những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đi đôi với chi phí đầu vào cao nên năm 2012 đã có thêm khoảng 4 vạn DN giải thể, ngừng hoạt động, đưa tổng số DN giải thể ngừng hoạt động trong 2 năm 2011 và 2012 lên đến 10 vạn - chiếm một nửa số DN loại này trong suốt 2 thập kỷ qua. DN gặp khó khăn lại hạn chế tạo công ăn việc làm, thậm chí làm gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập của người lao động. Và chính vòng xoáy đó đã tạo nên tình trạng nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng lớn, tổng tài sản cả hệ thống nói chung và riêng nhiều thành viên dự tính sụt giảm mạnh, tăng trưởng tín dụng thấp.Hiện chưa có các con số liên quan chốt lại, nhưng có thể khẳng định 2012 là năm sa sút nhiều mặt của các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm 22 năm, ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - chi nhánh Hà Nội luôn có những thay đổi kịp thời, phù hợp với các diễn biến trên thị trường cùng với chính sách chủ đạo nâng cao chất lượng dịch vụ, một mặt vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh, mặt khác vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ và NHNN trong việc thực hiện các mục tiêu của Chính sách tiền tệ. Nên trong suốt giai đoạn đầy khó khăn đối với toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

Khóa luận tốt nghiệp 39 Học viện Ngân hàng

Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội vẫn giữ chân được các khách hàng trung thành, đảm bảo hoạt động bền vững, có lãi và hoạt động tốt trong hầu hết các mặt nghiệp vụ. Trong đó, chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể hơn về hai hoạt động chính trong ngân hàng là hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn, mặc dù phải trải qua giai đoạn khó khăn với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng giai đoạn năm 2011 và sự suy giảm kinh tế hiện nay, nhưng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội vẫn luôn duy trì được kết quả tốt. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng lượng tiền gửi của khách hàng là 672,902 triệu đồng tăng trưởng 17% so với cùng kì năm trước trong khi bình quân ngành tăng trưởng khoảng 16% (theo số liệu từ NHNN). Cụ thể, các số liệu về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội theo đối tượng khách hàng được thể hiện theo bảng sau đây:

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 448,66 475,425 5.97% 537,967 13.15%

Tổ chứckinh tế 80,511 83,184 3.32% 117,579 41.35%

Khác 18,571 16,521 -11.04% 17,356 5.05%

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Giá trị Giá trị (+/-) Giá trị (+/-)

Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) 375,541 435,62

1 16.00% 2441,75 1.41%

Nợ trung dài hạn(trên 1 năm) 206,603 233,84 4 13.19% 247,19 4 5.71% Tổng 582,143 669,46 5 15% 6688,94 2.9%

Khóa luận tốt nghiệp 40 Học viện Ngân hàng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo loại hình khách hàng

Từ bảng số liệu và biểu đồ, ta có thể thấy khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội, số tiền huy động từ đối tượng khách hàng này chiếm đến 80% tổng nguồn vốn huy động được tại Ngân hàng. Khách hàng cá nhân được đánh giá là đối tượng khách hàng trung thành nhất trong nhóm các khách hàng của ngân hàng, họ ít nhạy cảm với yếu tố lãi suất hơn so với nhóm khách hàng là doanh nghiệp và tổ chức tài chính. Và có thể nói, đặc điểm này đã góp phần không nhỏ giúp ngân hàng vượt qua được thời kì cạnh tranh huy động vốn khốc liệt giữa các ngân hàng giai đoạn 2010 - 2011, góp phần giúp ngân hàng luôn đảm bảo tăng trưởng trong huy động vốn và duy trì được khả năng thanh khoản của mình. Cụ thể, vào giai đoạn cuộc chạy đua lãi suất đang cực kì căng thẳng, khi các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để giành được vốn huy động từ dân cư để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình, có thời điểm, lãi suất các ngân hàng lên tới 17%-18% thì dù hoạt động của ngân hàng quy mô nhỏ như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội gặp không ít khó khăn do có ít lợi thế so với các ngân hàng lớn của Việt Nam như: Vietinbank, Agribank, ACB,... nhưng ngân hàng vẫn đạt được tăng trưởng trong huy động vốn ở mức 5%. Trong đó, giá trị các khoản huy động vốn từ hai đối tượng khách hàng chính là khách hàng các nhân và doanh nghiệp đều có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Năm 2010, giá trị các khoản vốn huy động từ cá nhân đạt 448,66 triệu đồng, sau đó tăng lên 475,425 triệu đồng vào năm sau đó, tốc độ tăng trưởng các khoản vốn huy động từ cá nhân tăng chậm vào

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

Khóa luận tốt nghiệp 41 Học viện Ngân hàng

năm 2011, chỉ tăng thêm 5.97% so với cùng kì năm trước.Tuy nhiên, dù nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tăng chậm nhưng nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng này vẫn có mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp,khi chỉ tăng thêm 3.32%. Năm 2012, với sự siết chặt trong kỉ cương hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ những tháng cuối năm 2011, cuộc chạy đua lãi suất trong hệ thống các ngân hàng đã dần lắng xuống, các ngân hàng đều phải đồng loạt thực hiện trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN thì các yếu tố phi lãi suất như phong cách phục vụ của nhân viên, mức độ hài lòng của khách hàng với ngân hàng, thời gian giao dịch.... trở thành yếu tố quan trọng tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Và chính yếu tố này đã giúp số lượng tiền huy động được trong năm 2012 lại tăng trở lại và đạt mức tăng trưởng 17%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình ngành vào khoảng 16% (Nguồn: NHNN), trong đó, lượng tiền gửi của các cá nhân đạt mức 537,967 triệu đồng, tăng 13.15% so với cuối năm 2011 và lượng tiền gửi của khách hàng là doanh nghiệp tăng mạnh đạt mức 117,579 triệu đồng, tăng đến 41.35% so với thời điểm cuối năm 2011.

Trước tình hình huy động vốn luôn ổn định qua các năm từ 2010-2012, có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh khá hiệu quả. Điều này đạt được là nhờ ngân hàng đã có những chính sách hợp lý về cả chính sách lãi suất, và củng cố phong cách phục vụ chuyên nghiệp,. để làm hài lòng khách hàng, góp phần giữ chân được các khách hàng trung thành của mình, từ đó có thể cạnh tranh bền vững trên thị trường.

2.1.3.2. Nghiệp vụ hoạt động tín dụng

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng DNNN 23,286 4% 32,134 4.80% 34,447 5% Công ty CP và TNHH, DNTN 348,70 4 59.9% 379,586 56.7% 358,25 2 52.0% Công ty liên doanh 2,911 0.50% 2,008 0.30% 5,512 0.80% Công ty 100% vốn nước ngoài 3,493 0.60% 1,339 0.20% 1,378 0.20% Cá nhân, khác 203,75 0 35% 254,397 38% 289,35 7 42% Tổng 582,14 3 100% 669,465 100% 688,94 6 100%

Khóa luận tốt nghiệp 42 Học viện Ngân hàng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội

Dựa vào bảng và biểu đồ trên có thể nhận thấy các khoản cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, chiếm hơn 64% tổng dư nợ cho vay trong suốt giai đoạn 2010-2012. Năm 2011, để đảm bảo tốc độ quay vòng vốn nhanh giúp đảm bảo tính thanh khoản trước sự biến động không ngừng số dư huy động vốn cũng như để kịp thời chớp lấy các thời cơ cho vay với lãi suất cao và tăng liên tục, ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay các khoản có thời hạn ngắn, vì vậy, số dư các khoản nợ có kì hạn ngắn tăng nhanh trong năm và đến cuối năm đã đạt giá trị 435,621 triệu đồng, tăng 16%; trong khi đó, các khoản nợ trung và dài hạn đạt giá trị 233,844 triệu đồng, chỉ tăng khoảng 13% so với cuối năm 2010. Bước sang năm 2012, do ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ thắt chặt và một số biện pháp hành chính cứng rắn nhằm hạ thấp lãi suất của NHNN, các mức lãi suất bắt đầu có xu hướng giảm mạnh. Đứng trước sự biến động đó, ngân hàng chuyển sang chú trọng hơn trong việc cho vay các khoản trung và dài hạn nhằm tranh thủ nhận được các khoản vay có lãi suất cao, do đó, tốc độ tăng trưởng các khoản nợ trung và dài hạn năm 2012 tăng tới7.56% so với cuối năm 2011 trong khi con số đó chỉ là 0.41% đối với các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, do năm 2012 là một năm khó khăn đối với toàn bộ nền kinh tế, hàng tồn kho nhiều, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng vạn doanh nghiệp phá sản,... làm cho chất lượng tín dụng của doanh

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

Khóa luận tốt nghiệp 43 Học viện Ngân hàng

nghiệp suy giảm rõ rệt, việc cho vay trở nên dè dặt hơn để đảm bảo hoạt động an toàn trong ngân hàng. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2012 đạt mức rất thấp, chỉ tăng trưởng 3%, trong khi năm 2011 dư nợ tín dụng tăng tới 15%. Và chính bởi sự thay đổi trong các yếu tố môi trường kinh tế nên tỷ trọng cho vay đối với các nhóm khách hàng của chi nhánh cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Bảng 2.6: Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội

254,397 triệu đồng năm 2011, chiếm 38% tổng dư nợ. Có sự tăng mạnh tỷ trọng các khoản cho vay khách hàng cá nhân trong khi tỷ trọng các khoản cho vay cho đối

tượng khách hàng là các công ty CP và TNHH, DNTN giảm xuống chỉ còn 52% là điều dễ hiểu khi mà hoạt động kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp năm 2012

không được tốt, do đó, để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng đã chuyển hướng sang chú

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w