Trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng đang chú trọng triển khai phương án tái cơ cấu ngân hàng thương mại yếu kém theo đúng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 -2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 và kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011 - 2015; tiếp tục triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011; triển khai Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng và thực hiện lộ trình giảm dần đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính Phủ và NHNN, trong đó năm 2015 sẽ chấm dứt huy động và cho vay ngoại tệ. Vào ngày 26/4/2013, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương đã thông qua mục tiêu hoạt động nhiệm kỳ 2013-2017 là thực hiện đổi mới nhiều mặt hoạt động ngân hàng như: cơ cấu tổ chức; kiện toàn bộ máy nhân sự quản lý; tăng cường năng lực tài chính; phát triển kênh phân phôi và sản phẩm theo đối tượng khách hàng;... nhằm tăng năng lực cạnh tranh và quy mô hoạt động để phấn đấu đạt các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ tới như:
- Vốn điều lệ: Tăng vốn điều lệ theo quy mô hoạt động hàng năm và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định NHNN và tiêu chuẩn Quốc tế;
- Tổng tài sản đến năm 2017 tăng lên 1,4 lần so với năm 2012;
- Tổng dư nợ cho vay đến năm 2017 tăng lên 1,3 lần so với năm 2012; - Nợ xấu: khống chế ở mức dưới 05% trên tổng dư nợ;
- Hoạt động dịch vụ: phấn đấu nâng dần tỷ trọng thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập;
Khóa luận tốt nghiệp 66 Học viện Ngân hàng
thực hiện chuyên môn hóa nhân viên phân loại nợ và nhân viên tìm kiếm khách hàng sẽ làm cho việc đánh giá chất lượng khoản vay gặp nhiều hạn chế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 của khóa luận tập trung trình bày về thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội và công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD tại đây. Chi nhánh đã luôn nghiêm chỉnh tuân thủ theo các quy định trong quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và quyết định 18/2007/QĐ - NHNN để có thể đảm bảo hoạt động an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại nợ tại Chi nhánh Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục. Vì vậy, trong chương 3 của khóa luận, em xin đưa ra một vài giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng phân loại nợ và trích lập DP RRTD tại Saigonbank - Chi nhánh Hà Nội.
Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12
- Lợi nhuận: đạt mức tăng tối thiểu 6-12%/năm và đây chỉ là mức lợi nhuận dự kiến trong tình hình kinh tế khó khăn,... nên tùy tình hình hoạt động của nền kinh tế hàng năm, ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh thích hợp về tăng trưởng lợi nhuận hàng năm
- Cổ tức: cổ tức chia cho cổ đông bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng.
Để thực hiện được mục tiêu đó, Ngân hàng tập trung vào 09 nhóm công việc trọng tâm về:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức/ kênh phân phối hướng về khách hàng; - Thay đổi cơ chế hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh;
- Lành mạnh tình hình tài chính;
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy định pháp lý trong nội bộ ngân hàng;
- Kiện toàn đội ngũ nhân sự quản lý điều hành từ Hội sở đến Chi nhánh/ Phòng giao dịch;
- Tăng cường và phát huy vai trò kiểm toán nội bộ; - Khai thác hệ thống công nghệ;
- Phát huy vai trò các tổ chức chính trị toàn thể; xây dựng thương hiệu Ngân hàng.
Trong đó, ngân hàng sẽ tập trung tiến hành hoàn thiện các quy định pháp lý trong nội bộ ngân hàng, phát triển đội ngũ nhân lực và khai thác triệt để các tính năng của hệ thống công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu nhanh, chính xác trong công tác quản lý và phát triển các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, việc lành mạnh hóa tình hình tài chính cũng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm tại ngân hàng hiện nay. Trong giai đoạn tới, ngân hàng sẽ tiến hành nâng cao năng lực tài chính của mình bằng việc phát hành tăng vốn điều lệ theo quy mô hoạt động ngân hàng; từng bước lành mạnh hóa tình hình tài chính ngân hàng qua việc xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng trích hàng năm và phát mãi các tài sản xiết nợ; ngoài ra, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một trong những biện pháp góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính cũng được ngân hàng xác định những định hướng cụ thể.