Thực trạng công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 69 - 81)

2.2.2.1. Cơ sở để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương — Chi nhánh Hà Nội

❖ Mục đích của phân loại nợ

- Nhằm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

- Đánh giá chính xác chất lượng khoản nợ và khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng

- Phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ để chuyển sang nhóm thích hợp

- Xác định số dự phòng rủi ro cần trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra, tránh tình trạng gây ra những cú sốc trong ngân hàng khi tổn thất xảy ra.

❖ Đối tượng áp dụng

- Các khách hàng là TCTD khác

- Các khách hàng là các tổ chức kinh tế - Các khách hàng là cá nhân

❖ Loại tài sản được phân lọai và trích lập dự phòng

- Các khoản cho vay và cho thuê tài chính kể từ ngày giải ngân - Cam kết ngoại bảng

❖ Các nhân tố làm căn cứ xếp hạng tín dụng

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

- Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong giao dịch với các chi nhánh khác trên toàn hệ thống và với các TCTD khác.

- Các nhân tố (môi trường vi mô; môi trường vĩ mô; xu hướng phát triển của khách hàng;...) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.

❖ Thời điểm ghi nhận giá trị:

Bộ phận kế toán căn cứ vào chứng từ vay hợp lệ hợp pháp và chứng từ thanh toán (Giấy lĩnh tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, UNC,..) để hạch toán phát tiền vay vào ngày tiến hành việc giải ngân.

❖ Ghi nhận giá trị tài sản:

Giá trị tài sản được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Theo đó, giá trị tài sản được ghi nhận dựa trên giá trị nguyên giá. Nguyên giá chứ không phải là giá trị hợp lý, giá trị thay thế, hoặc giá trị sử dụng được sử dụng để ghi lại các tài sản.

❖ Thời điểm phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD

Ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo đúng quyết định 493 quy định thời điểm phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD như sau:

- Mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, chi nhánh thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.

- Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

- Đối với các khoản nợ xấu, chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

❖ Căn cứ phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng

Hiện nay NH TMCPSài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22

tháng 4 năm 2005 và Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các khoản cho vay được phân thành năm nhóm nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

- Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng đáng giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn được điều chỉnh lần đầu;

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và quyết định 18/2007/QĐ - NHNN, đối với các khoản nợ quá hạn, TCTD phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi Ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ vả gốc và lãi; và khách hàng có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ này quá hạn được xử lý, khắc phục. Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Khi có những diễn biến bất lợi từ tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh;

- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm;

- Khách hàng không cung cấp cho Ngân hàng các thông tin tài chính kịp thời, đầy đủ và chính xác để Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

❖Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

Ve trích lập dự phòng cụ thể, ngân hàng tính toán giá trị cần trích lập theo công thức:

R = max {0, (A - C)} x r Trong đó:

R: số tien dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Các tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể và tỷ lệ khấu trừ tối đa TSBĐ cũng tuân thủ theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và quyết định 18/2007/QĐ - NHNN. Do vậy, số dự phòng cụ thể phải trích lập cho một khoản vay phụ thuộc vào giá trị khấu trừ của TSĐB (giá trị C). Việc xác định chính xác giá trị TSBĐ giúp cho việc

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

xác định số dự phòng phải trích lập sát với mức rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt hơn.

Việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ như sau:

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

Khóa luận tốt nghiệp 54 Học viện Ngân hàng

trích lập đối với các khoản vay có TSBĐ là bất động sản đôi khi còn chưa đảm bảo được tính chính xác.

về trích lập dự phòng chung, ngân hàng thực hiện trích lập theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN, một khoản dự phòng chung cũng được lập với mức tối thiểu bằng 0.75% tổng số dư của các khoản cho vay và cho thuê tài chính khách hàng, không bao gồm các khoản cho vay và cho thuê tài chính khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn.

1.2.1.2. Tình hình trích lập dự phòng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội

Nhóm nợ

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Dự phòng cụ thể được tính theo số dư các khoản cho vay tại ngày 31 tháng 12 hàng năm trừ đi giá trị của tài sản bảo đảm. Giá trị của tài sản bảo đảm là giá trị mà Ngân hàng ước tính có thể thu hồi từ việc phát mại tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể và được chiết khấu theo tỷ lệ quy định cho từng loại tài sản bảo đảm.Thực tế tại chi nhánh, các khoản cho vay chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản; số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm; tín phiếu kho bạc, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do Saigonbank phát hành; trái phiếu Chính phủ; chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với các loại TSĐB là số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Saigonbank và các TCTD khác và Chính phủ phát hành thì việc xác định giá trị C tương đối dễ dàng và có thể kiểm soát được. Riêng đối với TSBĐ là bất động sản, do việc xác định giá trị TSBĐ chủ yếu được xác định bởi cán bộ tín dụng của chi nhánh. Điều này khiến cho việc xác định giá trị bất động sản đôi khi còn chưa sát với giá thị trường do việc cán bộ tín dụng không được chuyên môn hóa trong việc định giá các tài sản là bất động sản. Do vậy, việc tính toán số dự phòng phải

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

Khóa luận tốt nghiệp 55 Học viện Ngân hàng

Bảng 2.12: Kết quả phân loại nợ giai đoạn 2010 - 2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 562,848 96.69% 611,575 91.35% 627,308 91.05%

Nợ cần chú ý 11,550 1.98% 40,099 5.99% 40,212 5.84%

Nợ dưới tiêu chuẩn 1,576 0.27% 7,467 1.12% 11,574 1.68%

Nợ nghi ngờ 0,929 0.16% 4,634 0.69% 4,134 0.60%

Nợ có khả năng mất

vốn 5,239 0.90% 5,690 0.85% 5,718 0.83%

Tổng 582,14

14,000 12,000 10,000 ^rf****^ *— - 2010 2011 2012

M Nợ dưới tiêu chuẩn 1,576 7,467 11,574

XNợ nghi ngờ 929 4,634 4,134

ANợ có khả năng mất

vốn 5,239 5,690 5,718

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội

Nhìn chung, cơ cấu nợ của ngân hàng chia theo các nhóm nợ được nhận định là khá an toàn,trong đó, nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng với giá trị dư nợ tăng dần qua các năm từ 562,848 triệu đồng năm 2010 lên 627,308 triệu đồng năm 2012. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ trọng các nhóm nợ trên tổng số dư nợ thì tỷ trọng khoản nợ đủ tiêu chuẩn lại có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2010 đạt 96.69%, năm 2011 tỷ trọng này giảm mạnh xuống 91.35%, và tiếp tục giảm nhẹ vào năm 2012, đạt 91.05%. Đây là hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng quá mạnh vào năm 2011, các điều kiện cho vay của ngân hàng được nới lỏng, kết hợp với tình

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

Khóa luận tốt nghiệp 56 Học viện Ngân hàng

hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng giảm sút, tỷ trọng nợ quá hạn tăng cao, nợ đủ tiêu chuẩn giảm mạnh.

Trái lại với nhóm nợ tiêu chuẩn, nhìn chung các nhóm nợ còn lại đều có xu hướng tăng lên về số dư nợ, tuy nhiên, về tỷ trọng tại một số nhóm nợ sau khi tăng mạnh vào 2011 đã có dấu hiệu giảm nhẹ vào 2012. Giá trị dư nợ nhóm nợ cần chú ý đã trải qua sự tăng khá mạnh từ năm 2010 có giá trị ở mức 11,550 triệu đồng, chiếm 1.98% tổng dư nợ lên tới 40,099 triệu đồng năm 2011, tức là giá trị các khoản nợ nhóm này đã tăng gấp khoảng 3.5 lần so với cuối năm 2010, chiếm tới 5.99% tổng dư nợ và sau đó tăng nhẹ lên 40,212 triệu đồng vào cuối năm 2012 nhưng do tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2012 tăng nhanh hơn nên tỷ trọng nợ nhóm này vào cuối năm 2012 giảm xuống còn chiếm 5.84% tổng giá trị dư nợ tín dụng, nhưng vẫn ở mức cao so với cuối năm 2010.

Biểu đồ 2.4: Dư nợ các nhóm nợ xấu giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dự phòng cụ thể 6,597 11,506 12,111

Dự phòng chung 4,327 4,978 5,124

Tổng giá trị dự phòng 10,923 16,484 17,235

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn cuối năm 2010 chỉ có giá trị là 1,576 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.27% nhưng đã tăng lên đến 7,467 triệu đồng, chiếm 1.12% giá trị dư nợ vào cuối năm 2011 và tăng tiếp lên 11,574 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1.68% vào năm 2012. Tỷ trọng nhóm nợ nghi ngờ trong tổng dư nợ tín dụng sau khi đạt giá trị thấp nhất trong các nhóm nợ vào thời điểm cuối năm 2010 là 0.16%, đã tăng lên 0.69% vào cuối năm 2011 và giảm nhẹ xuống còn 0.60% tại 31/12/2012.

Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12

Khóa luận tốt nghiệp 57 Học viện Ngân hàng

Không như các nhóm nợ trên, nợ nhóm 5, nhóm nợ thường chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng giá trị dư nợ tín dụng nhưng có nguy cơ gây ra rủi ro cao nhất cho ngân hàng, lại khá ổn định trong suốt giai đoạn và nhìn chung có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Tại ngày 31/12/2010, tỷ trọng của nhóm nợ này là 0,9% trong tổng dư nợ, sau đó giảm xuống còn 0.85% cuối năm 2011 và cuối năm 2012 chỉ còn 0.83%. Đây là một điểm sáng trong hoạt động kiểm soát rủi ro của ngân hàng. Bởi điều này cho thấy, ngân hàng đã có những biện pháp hiệu quả trong việc xử lý và giám sát các khoản nợ, tích cực trong công tác thu hồi nợ, tránh được việc các nhóm nợ bị rơi vào trong trường hợp nợ có khả năng mất vốn, gây tổn thất thật sự cho ngân hàng.

Như vậy, ta có thể thấy cùng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, cơ cấu nợ đang có xu hướng “kém an toàn hơn”, tình trạng tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng là vấn đề mà chi nhánh cần lưu ý trong thời gian tới. Việc các nhóm nợ dưới nhóm đủ tiêu chuẩn có sự gia tăng về giá trị đã khiến ngân hàng phải tốn khá nhiều chi phí để trích lập dự phòng,cụ thể, giá trị và tỷ trọng các khoản dự phòng ngân hàng cần phải trích lập được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 2.13: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể của Saigonbank - Chi nhánh Hà Nội

Nguồn: Saigonbank - Chi nhánh Hà Nội

về trích lập dự phòng cụ thể, trong 3 năm qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đúng theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN. Do sự tăng lên về dư nợ tín dụng trong khi tỷ trọng mức dư nợ tín dụng nhóm 1 lại có xu hướng giảm, nên dẫn tới hệ quả tất yếu là chi nhánh phải gia tăng mức trích lập dự phòng của mình. Cụ thể, mức trích lập dự phòng tăng mạnh từ 10,923 triệu đồng năm 2010 và tiếp tục tăng đến 17,235 triệu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w