Thực hiện chuyên môn hóa giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 91 - 92)

quản lý tín dụng

Chi nhánh nên thực hiện tách biệt bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận quản lý tín dụng bởi bộ phận quản lý tín dụng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, khả năng phân tích tốt và cần rất nhiều thời gian để thu thập thông tin và sàng lọc, xử lý các dữ liệu thu thập được; trong khi đó, cán bộ thực hiện công việc quan hệ khách hàng lại cần phải là người có khả năng tìm kiếm khách hàng và bán sản phẩm nhiểu hơn. Do đó, việc giao công việc này cho cùng một phòng tín dụng thực hiện sẽ gây ra việc các cán bộ thiếu thời gian để tập trung đào sâu chuyên môn vào một lĩnh vực, gây giảm năng suất và chất lượng của cán bộ làm việc, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động toàn ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên thực hiện phân tách riêng bộ phận quản lý tín dụng và bộ

Khóa luận tốt nghiệp 70 Học viện Ngân hàng phận quan hệ khách hàng, trong đó bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chỉ thực hiện công việc tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng và khởi tạo tín dụng. Phòng quản lý rủi ro thực hiện chức năng thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng và kiếm soát, phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với khoản vay. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc và là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w