Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 102 - 107)

3.3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Mọi chủ thể trong nền kinh tế đều cần phải hoạt động và kinh doanh tuân thủ theo hệ thống hành lang pháp lý nhà nước.Vì vậy, môi trường pháp lý giữ vai trò rất

Khóa luận tốt nghiệp 80 Học viện Ngân hàng quan trọng đối với hoạt động của bất kì cá nhân, tổ chức nào. Chỉ khi môi trường pháp lý đảm bảo được tính ổn định, đồng bộ, nhất quán mới tạo được sự yên tâm đầu tư, kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Điều này đã trở thành một yêu cầu đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đã đang và sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

Do đó, chính phủ cần thường xuyên nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản pháp quy về công cụ tài chính đã được ban hành, rà soát các văn bản hướng dẫn, chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam và trình độ của các TCTD.

Đối với công tác điều chỉnh hoạt động ngân hàng, trong ngắn hạn, chính phủ cần khẩn trương hoàn thành việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các TCTD năm 2010, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách tín dụng, các quy định an toàn hoạt động tín dụng nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Về dài hạn, chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các hành lang pháp lý bao quát được cả các vấn đề tiềm ẩn để hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng được diễn ra an toàn, hiệu quả, tránh tình trạng luật “chạy đuổi” theo thực tế, giật cục, đứt quãng, thay đổi liên tục khiến các tổ chức kinh tế phải liên tục thay đổi theo gây lãng phí nguồn lực không cần thiết.

Bên cạnh đó, mọi sự thay đổi liên quan đến pháp luật và chính sách của nhà nước đều ảnh hưởng đến hoạt động của mọi chủ thể trong nền kinh tế, do đó, chính phủ cũng cần phải thực hiện tuyên truyền công khai, minh bạch, chính xác và kịp thời đến mọi đối tượng trong nền kinh tế các chính sách một cách rộng rãi cho toàn dân hiểu và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi không thực hiện các quy định của nhà nước.

3.3.2.2. Xây dựng cơ sở pháp lý quy định về cung cấp thông tin, thiết lập các vấn đề về hỗ trợ thông tin

Khóa luận tốt nghiệp 81 Học viện Ngân hàng Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình Ngân hàng tiến hành nghiệp vụ trích lập dự phòng của mình. Thông tin cung cấp phải thỏa mãn đuợc tính đầy đủ, chính xác và kịp thời về chất lượng khách hàng từ đó để đánh giá được chính xác chất lượng các khoản vay. Vì vậy, yêu cầu xây dựng được một hệ thống thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình các doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong lúc này. Do đó, Chính phủ cần nhanh chóng đẩy mạnh việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và dựa vào các dữ liệu lịch sử để sớm đưa ra các quy định chuẩn mực về yêu cầu cần phải công khai minh bạch thông tin của các doanh nghiệp, đồng thời, có xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện sai quy định ban hành.Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần xem xét để ban hành các quy định về việc công khai thông tin giữa các cơ quan, ban ngành để từ đó có những cơ sở cẩn thiết trong việc phát hiện có sự sai khác trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp tại các cơ quan khác nhau và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc để răn đe các tổ chức vi phạm. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp “phù phép” các báo cáo tài chính của mình để báo lỗ tại cơ quan thuế nhưng lại bảo lãi khi thực hiện báo cáo khi hoàn thiện thủ tục vay vốn tại ngân hàng.

Đồng thời, Chính phủ cũng cần xây dựng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và thực hiện một số ưu đãi, khuyến khích cho việc thành lập thêm nữa các cơ quan chuyên cung cấp thông tin thuộc khối tư nhân để tạo sự cạnh tranh và nâng cao hiệu quả trong việc thu thập thông tin từ các nguồn cả trong và ngoài nước.

Ngoài ra, sau khi đã đưa ra các quy định về công khai, minh bạch thông tin thì Chính phủ cũng cần phải nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn và triển khai rộng rãi trên toàn quốc theo những lộ trình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của từng địa phương.

Nếu sớm thực hiện được những điều này, chắc chắn hệ thống luật pháp Việt Nam sẽ có khả năng đảm bảo các thông tin ngân hàng nhận được từ doanh nghiệp kịp thời, góp phần làm tăng hiệu quả trong việc nhận diện rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.3.2.3. Thiết lập mạng thông tin quốc gia

Khi doanh nghiệp đã thực hiện một cách nghiêm túc việc minh bạch, công khai hóa thông tin, Nhà nước cũng cần xem xét thiết lập mạng thông tin trên toàn quốc với

Khóa luận tốt nghiệp 82 Học viện Ngân hàng hệ thống thông tin hiện đại để tập hợp các thông tin này của các cá nhân và doanh nghiệp. Thông tin từ mạng thông tin quốc gia này không chỉ cập nhật các thông tin từ báo cáo của doanh nghiệp nộp lên mà nó còn cần được tổng hợp các số liệu từ các cơ quan quản lý để thực hiện đối chiếu chéo thông tin, đảm bảo thông tin của doanh nghiệp là chính xác.

Mạng thông tin quốc gia có thể thông qua hình thức truy cập mạng bằng cách xây dựng các cổng thông tin điện tử công khai minh bạch về tình hình thông tin thị trường, thông qua việc xuất bản các ấn phẩm liên quan đến thông tin của các doanh nghiệp. Để đảm bảo sự hoạt động của mạng thông tin, thông tin cung cấp cho các đối tượng cần được thu một mức phí dịch vụ nhất định tương ứng với độ bảo mật và chất lượng thông tin, khoản thu được từ phí dịch vụ sẽ được giành để bảo dưỡng, sửa chữa và đảm bảo liên tục cập nhật của mạng thông tin.

3.3.2.4. Xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành

Để đánh giá chính xác tình hình hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào thì ngoài việc xem xét cụ thể vào hoạt động của riêng bản thân doanh nghiệp mà còn phải đặt doanh nghiệp trong toàn ngành để có những so sánh chuẩn xác hơn. Vì vậy, chỉ tiêu trung bình ngành là một chỉ tiêu có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phân tích, đánh giá của mỗi ngân hàng. Do đó, chính phủ cần sớm hoàn thiện và triển khai hệ thống thu thập thông tin dữ liệu; tính toán nhanh, chính xác và thực hiện công khai, minh bạch các chỉ tiêu này ở tất cả các ngành nghề. Để làm được điều này, chính phủ nên giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ tài chính thực hiện với mục tiêu nhanh chóng tính toán theo hàng kỳ và thực hiện công bố kịp thời, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng bộ chỉ tiêu trung bình tất cả các ngành để làm cơ sở cho việc thu thập thông tin phân tích của người dùng. Ngay khi chính phủ thực hiện tốt công tác xây dụng bộ chỉ tiêu trung bình ngành thì đây sẽ là căn cứ kinh tế hết sức quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp trên cơ sở so sánh với con số chung của toàn ngành, qua đó TCTD sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc đánh giá xếp hạng các khách hàng.

3.3.2.5. Phát triển các thị trường tài chính

Thị trường tài chính nắm giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh tế. Thị trường tài chính phát triển sẽ góp phần đẩy mạnh các dòng lưu

Khóa luận tốt nghiệp 83 Học viện Ngân hàng chuyển vốn, làm gia tăng nguồn vốn đầu tư và do đó, việc thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ chức cũng thuận lợi hơn. Không chỉ thế, việc phát triển thị trường tài chính còn cung cấp cơ sở thông tin quan trọng về giá trị tài sản, năng lực tài chính của các tổ chức tham gia thị trường... cho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng, trong việc thực hiện phân tích, tổng hợp thông tin. Vì vậy, trong các giải pháp của chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giải pháp về phát triển các thị trường tài chính cũng cần đặc biệt quan tâm. Để phát triển nhanh và mạnh các thị trường tài chính Việt Nam, chính phủ cần chú ý thực hiện các biện pháp:

Xây dựng định hướng phát triển thị trường tài chính và có những lộ trình thực hiện cụ thể với các giải pháp phù hợp tình hình kinh tế, xã hội trong nước

Giao cho các cơ quan ban hành có liên quan (như Bộ tài chính, NHNN) thực hiện công tác nghiên cứu các cơ chế, chính sách về thành lập các tổ chức điều hành thị trường, về công tác phát hành các công cụ trên thị trường và phân định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý với thị trường, tránh sự trùng lặp trong các cơ quan quản lý gây ra lãng phí nguồn nhân lực mà không xử lý được triệt để vấn đề do cơ quan này đổ trách nhiệm sang cơ quan khác. Đồng thời, Chính phủ cần thực hiện rà soát, đánh giá về các khung luật pháp có liên quan đến phát triển thị trường để có những điều chỉnh kịp thời.

Thực hiện triển khai, phổ biến các văn bản pháp luật, thường xuyên thực hiện công tác giám sát hoạt động thị trường để đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả.

Cụ thể:

Đối với thị trường trái phiếu: Cần nhanh chóng thực hiện các nội dung trong Quyết định 261/QĐ-BTC phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020”. Khi tiến hành thực hiện, các cơ quan ban ngành cần chú trọng thực hiện đồng bộ tất cả các khâu: từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tới phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường thứ cấp, phát triển và đa dạng hoá hệ thống nhà đầu tư, phát triển các định chế trung gian và hạ tầng thị trường theo đúng thời hạn đã dự kiến. Đây là động lực và là hành lang quan trọng với định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam cả về thị trường trái phiếu chính

Khóa luận tốt nghiệp 84 Học viện Ngân hàng phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp góp phần hiện đại, đồng bộ và hiệu quả nhằm từng bước đưa thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển ngang tầm các nước trong khu vực.

Đối với thị trường chứng khoán: Cần chú trọng quan tâm đến việc tăng cường giám sát để củng cố tính minh bạch, tránh tình trạng chậm trễ, thậm chí che giấu thông tin của các tổ chức niêm yết ảnh hưởng lớn tới quyết định, cũng như niềm tin của nhà đầu tư (NĐT) đối với cổ phiếu được niêm yết. Việc tính minh bạch chưa cao còn có thể tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho những tin xấu hoặc tin đồn nhảm làm chao đảo thị trường. Bởi vậy, sở giao dịch chứng khoán, với tư cách là đơn vị quản lý trực tiếp các tổ chức niêm yết cần có biện pháp cũng như chế tài nghiêm ngặt để giám sát và xử lý các sai phạm trong công bố thông tin của các công ty. Bên cạnh đó, cơ quan giám sát cũng cần thực hiện thêm một số biện pháp như: giám sát năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp của các công ty chứng khoán để nâng cao chất lượng nghiệp vụ về cả kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của các công ty này; đa dạng hóa các loại hình NĐT, cải thiện chất lượng NĐT; đa dạng hóa nguồn cung để tạo hàng hóa đa dạng cho thị trường.

Đối với thị trường bất động sản (BĐS), Chính phủ cần phải nhanh chóng hoàn thiện và đồng bộ các khung pháp lý quan trọng như Luật Đăng ký, Luật về các loại hình quỹ đầu tư và quỹ tiết kiệm BĐS, Luật về thông tin BĐS để xây dựng các chỉ số liên quan đến thị trường, Luật Quy hoạch; nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật về trái phiếu BĐS; xây dựng cơ quan đủ tầm quản lý thị trường, với đặc trưng của ngành thì cơ quan này nên là sự kết hợp của một số cơ quan nhà nước như Bộ Xây dựng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng cục Quản lý đất đai,.. để quản lý được toàn diện thị trường và cần nhanh chóng tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động trôi chảy và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w