- Phối hợp với các đơn vị liên quan để thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để đào tạo, hướng dẫn các cán bộ của các NHTM để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng. Thường xuyên tập huấn cho các NHTM về các phát sinh mới trong nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD và giải đáp các vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thực hiện trích lập DPRR.
Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12
RRTD trong việc phản ánh tốt hơn rủi ro tín dụng Ngân hàng đang gặp phải, góp phần giúp hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn hơn, góp phần cho sự ổn định và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Hoạt động của các NHTM Việt Nam trong môi trường kinh doanh hiện nay đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng, chiều sâu và tính phức tạp. Hoạt động ngân hàng không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi những sản phẩm dịch vụ truyền thống mà đã mở rộng ra những sản phẩm dịch vụ của một NHTM hiện đại. Tuy nhiên dù có thay đổi đến đâu thì hoạt động tín dụng vẫn là mảng hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị tài sản Có của Ngân hàng, và mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng, tuy nhiên cũng là mảng hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Chính vì vậy việc quản lý và hạn chế những tổn thất có thể xảy ra từ rủi ro tín dụng là vô cùng quan trọng, và một trong những biện pháp để thực hiện quản lý rủi ro tín dụng chính là công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động an toàn và phát triển bền vững trong tương lai.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng và công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội, em đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị về công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hướng theo phương pháp định tính để từ đó làm cơ sở phát triển công tác phân loại theo chuẩn mực quốc tế sau này. Em nhận thấy việc đó là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng với thực tiễn phức tạp của Việt Nam, áp dụng phương pháp này sẽ giúp NHTM có thể tiếp cận và quản lý rủi ro tín dụng đúng đắn hiệu quả hơn.
Đây là một đề tài tương đối phức tạp cộng thêm giới hạn về thời gian và kiến thức nên trong khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, Ban lãnh đạo ngân hàng và những người quan tâm đến lĩnh vực này để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn - Thạc sỹ Trịnh Hồng Hạnh cùng toàn thể cán bộ phòng Tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành tốt bài viết của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2013 Sinh viên: Trần Thị Phương Nhung
Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12
Khóa luận tốt nghiệp 91 Học viện Ngân hàng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Duệ, Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001 2. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2009
3. Học viện ngân hàng, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2001 4. Ths. Đinh Đức Thịnh, Giáo trình kế toán ngân hàng, Học viện ngân hàng, 2012. 5. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê,
2009
6. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ, Tạp chí Tài chính số 11-2012
7. TS.Đinh Thị Thanh Vân, So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ Quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 19, tháng 10/2012.
8. Đặng Thế Tùng, Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng Quyết định 493 và Quyết định 18 trong phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của TCTD, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 88, tháng 9/2009
9. TS.Nguyễn Đức Thảo, Thực trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, Hà Nội, 2003.
10.Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội năm 2010, 2011, 2012.
11.Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.
12.Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN.
13.Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
14. Chuẩn mực Quốc tế IAS 39
Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12
Khóa luận tốt nghiệp 92 Học viện Ngân hàng
15. Chuẩn mực quốc tế IFRS 09 đang dần thay thế cho IAS 39 16. www.tapchitaichinh.vn 17. www.vneconomy.vn 18. www.tapchiketoan. com 19. www.sbv.gov.com.vn 20. www.kiemtoan.com.vn 21. www.saigonbank.com.vn/ 22. www.ifrs.org Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12