3.3.3.1. Tạo điều kiện hỗ trợ các NH chuyển đổi hệ thống tín dụng nội bộ
Việc đưa ra các quy định về phân loại nợ dần tiến sát với quy định trong chuẩn mực quốc tế đã khiến không ít ngân hàng trong hệ thống gặp khó khăn do phải chuyển đổi hoàn toàn việc phân loại nợ từ phương pháp định lượng sang định tính, do đó,
Khóa luận tốt nghiệp 85 Học viện Ngân hàng đồng thời với việc thay đổi các quy định, NHNN cũng cần đưa ra lộ trình cụ thể và thích hợp trong việc chuyển đổi hệ thống xếp hạng tín dụng.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các TCTD trong việc tuận thủ, chấp hành theo đúng các hướng dẫn, quy chế đã được ban hành.
NHNN cần có các chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích các TCTD:
Có các chương trình hợp tác với các cơ quan, tổ chức, các công ty tư vấn trong nước hay các tổ chức quốc tế thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng theo phương pháp định tính của các ngân hàng trong và ngoài nước
Tổ chức các chương trình tập huấn nhằm tăng cường hiểu biết về hệ thống xếp hạng mới cho các ngân hàng.
Có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, các tiêu chí chung cần có trong hệ thống và có thể đồng thời đưa ra một số ví dụ để các TCTD tham khảo.
Thành lập một tổ giám sát hoạt động chuyển đổi hệ thống xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng và thực hiện tư vấn, góp ý trong trường hợp cần thiết.
Sớm thành lập và đưa công ty xử lý nợ xấu ra đời để giảm gánh nặng nợ xấu gia tăng mạnh khi áp dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng mới, từ đó tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng, giảm áp lực tài chính, có điều kiện về vốn cho vay mới và giảm lãi suất cho vay.
3.3.3.2. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM
Bên cạnh việc thực hiện các công tác triển khai, hỗ trợ các ngân hàng thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng mới, NHNN cũng cần phải tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Yêu cầu đối với hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN là phải phát hiện các dấu hiệu xấu về chất lượng tín dụng để ngăn chặn và xử lý nhanh chóng các rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần thanh tra, giám sát thường xuyên và đột xuất công tác phân loại nợ tại các NHTM để kịp thời phát hiện những sai phạm của các NHTM trong công tác phân loại nợ và có các chế tài xử phạt nghiêm minh để răn
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện việc thu thập và xử lý thông tin.
- Liên tục cập nhật và sử dụng những tiến bộ mới nhất của khoa học công nghệ,
để có thể vận hành việc thu thập và thông bố thông tin một cách trôi chảy nhất.
3.3.3.1. Nghiên cứu và xây dựng lộ trình thích hợp trong việc thay đổi việc phân
Khóa luận tốt nghiệp 86 Học viện Ngân hàng
đe các ngân hàng, từ đó giảm thiểu các sai sót trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống.
3.3.3.3. Nâng cao vai trò cung cấp thông tin của CIC
Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN có chức năng thu thập thông tin của các doanh nghiệp, cá nhân thông qua việc nhận thông tin từ các TCTD trong và ngoài nước có hoạt động tại Việt Nam. Có thể nói CIC chính là đầu mối của tất cả các TCTD tại Việt Nam. Và trong điều kiện sự liên kết giữa các NHTM với nhau chưa tốt, các thị trường tài chính chưa thực sự phát triển thì các thông tin mà CIC cung cấp là nguồn thông tin vô cùng quan trọng trong việc thẩm định, phân loại nợ cho khách hàng của các TCTD. Tuy nhiên, hoạt động của CIC trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là thông tin về doanh nghiệp mà trung tâm cung cấp cho các TCTD có độ trễ tương đối lớn, thông tin thường có tính cập nhật không cao, nhiều thông tin cung cấp chưa đảm bảo được tính chính xác, chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể tình hình doanh nghiệp và chưa có những cảnh báo kịp thời về hoạt động của doanh nghiệp, thời gian cung cấp thông tin còn chưa nhanh. Chính vì vậy, trong thời gian tới, NHNN cần rất quan tâm tới việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động để tạo ra những thông tin đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, kịp thời cho các NHTM, có những cảnh báo rủi ro để hỗ trợ cho công tác phân loại nợ và trích lập DPRR được chính xác hơn. Cụ thể, NHNN cần xem xét thực hiện:
Thường xuyên cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm khách hàng, chuẩn hóa các quy trình tự động xử lý dữ liệu. Nội dung thông tin do CIC cung cấp cần đa dạng, bao gồm cả các thông tin ở các BCTC, đặc biệt là các BCTC mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế, dư nợ tại các TCTD, tình trạng nợ quá hạn,... và các thông tin về công ty mẹ ở nước ngoài, tình hình ngành nghề,.. để giúp các NHTM thực hiện công tác thẩm định, cấp tín dụng và phân lợi nợ tốt hơn.
CIC phải đảm bảo về độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của thông tin. Thông tin trên CIC cần phải được cập nhật hàng ngày để khi bất kì ai có nhu cầu thì sẽ tra cứu được những thông tin mới nhất.
Thực hiện tham khảo thông tin từ các tổ chức, ngân hàng trên thế giới đối với việc thu thập thông tin của các pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Trần Thị Phương Nhung NHTMD - K12
loại nợ và trích lập dự phòng theo sát chuẩn mực Quốc tế hơn
❖ Hoàn thiện về xác định giá trị của khoản vay:
- Xác định giá trị lần đầu: Các khoản tín dụng nên được ghi nhận lần đầu theo giá trị hợp lý cộng với các chi phí giao dịch có liên quan. NHNN cần đưa khái niệm giá trị hợp lý vào các quy định để các ngân hàng làm quen với khái niệm này và khuyến khích các ngân hàng sử dụng việc ghi nhận ban đầu theo giá hợp lý. Để làm được điều này đòi hỏi phải phát triển mạnh hơn nữa thị trường tiền tệ và tài chính Việt Nam, có sự tham gia của các đơn vị định giá và xếp hạng tín dụng độc lập để có thể cung cấp các thông tin về giá trị thị trường ước tính của doanh nghiệp cho các TCTD trong quá trình xem xét giá trị hợp lý của doanh nghiệp hoặc đánh giá giá trị tài sản đảm bảo.
- Xác định lại giá trị: Sau khi ghi nhận lần đầu, các khoản nợ phải được ghi nhận lại theo giá trị phân bổ, sử dụng phương pháp lãi suất thực.
❖ Hoàn thiện về dự phòng rủi ro
- Cần đánh giá sự giảm giá trị riêng theo từng khoản nợ có tầm quan trọng riêng lẻ và đánh giá sự giảm giá trị riêng hoặc chung cho các khoản cho vay không có tầm quan trọng khi đứng riêng lẻ. Các khoản vay không có tầm quan trọng khi đứng riêng lẻ nên được nhóm dựa theo tiêu chí đặc điểm rủi ro tín dụng tương tự nhau.
- Giá trị dự phòng được trích lập theo phương pháp chiết khấu dòng tiền. Phương pháp này cho phép ngân hàng ước tính được mức trích lập dự phòng chính xác đối với mỗi khách hàng vay. Theo đó, công thức tính mức trích lập DPRR cụ thể được tính như sau:
Mức dự phòng cụ thể = Giá trị khoản vay - Giá trị ước tính có thể thu hồi được.
Với giá trị ước tính có thể thu hồi được của khoản vay là giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính có thể thu hồi được từ tài khoản thanh toán nợ gốc và lãi trong tương lai chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất thực ban đầu. Giá trị ước tính của các tài sản
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Xuất phát từ thực trạng công tác phân loại nợ và trích lập DP RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012, trong chương 3 khóa luận đã tập trung làm rõ các định hướng chung của Chi nhánh trong công tác phân loại nợ, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân loại nợ và trích lập DP RRTD, tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến hoạt động này của ngân hàng. Và bên cạnh đó, em cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với Hội sở, Chính phủ và NHNN một số vấn đề về tạo lập môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường hoạt động thuận lợi hơn nhằm hỗ trợ cho hoạt động cải thiện công tác phân loại nợ và trích lập DP RRTD của Chi nhánh được thuận lợi hơn.
Những nỗ lực từ phía Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Hà Nội và các cơ quan cấp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác trích lập DP
Khóa luận tốt nghiệp 88 Học viện Ngân hàng
bảo đảm cũng được xem xét khi xác định dòng tiền ước tính thu hồi được trên cơ sở giá trị của tài sản bảo đảm nhân với hệ số định giá đối với mỗi tài sản bảo đảm.
❖Hoàn thiện và sửa đổi cách xác định giá trị tài sản bảo đảm.
Việc xem xét đánh giá chính xác tài sản bảo đảm của khách hàng được thực hiện ngay từ khi xem xét hồ sơ vay vốn. Giá trị của tài sản bảo đảm ảnh hưởng rất lớn đến quyết định về số dư nợ cho vay với khách hàng và là nguồn thu nợ quan trọng trong trường hợp nợ xấu phát sinh trong ngân hàng, vì vậy, việc đánh giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tại ngân hàng. Trong đó, do giá trị tài sản bảo đảm phải là giá trị ước tính thu hồi được trong tương lai khi khách hàng mất khả năng thanh toán, cho nên giá trị tài sản đảm bảo phải được đưa về giá trị hiện tại bằng phương pháp chiết khấu. Việc xác định giá trị ước tính thu hồi được cần căn cứ theo giá trị thị trường và kinh nghiệm thực tiễn về từng loại tài sản bảo đảm của các ngân hàng. NHNN cần ban hành quy định về việc thực hiện đánh giá giá trị tài sản bảo đảm tại thời điểm lập dự phòng để đảm bảo tính thống nhất về thực hiện định giá tại các TCTD.