Thông qua các nguyên tắc của ủy ban Basel II, và thực tiễn thành công cũng như thất
bại của nhiều ngân hàng trên thế giới và Việt Nam về công tác hạn chế rủi ro hoạt động,
sau thời gian triển khai công tác hạn chế rủi ro hoạt động trên toàn hệ thống Sacombank,
sau đây là kinh nghiệm trong công tác hạn chế rủi ro hoạt động tại Sacombank chi nhánh
Thăng Long - là chi nhánh có thời gian hoạt động lâu dài và quy mô lớn tại khu vực Hà Nội và phía Bắc của Sacombank.
Sacombank Thăng Long triển khai thực hiện công tác hạn chế rủi ro hoạt động tại chi nhánh vào quý 2 năm 2007. Ngay từ khi bắt đầu triển khai công tác hạn chế rủi ro hoạt động, chi nhánh đã ban hành quy trình cho công tác hạn chế rủi ro hoạt động, có hệ thống bảng biểu báo cáo khá chi tiết, cụ thể để có thể liệt kê, thống kê, xác định và đo lường được các loại rủi ro hoạt động có thể phát sinh trong từng nghiệp vụ hoạt động
cũng như trong hoạt động hỗ trợ một cách chi tiết và đầy đủ nhất, hạn chế đến mức thấp
nhất việc bỏ sót những rủi ro hoạt động có thể có, phân tích một cách cụ thể, sâu sắc các
nguyên nhân dẫn đến rủi ro, và có thể lưu trữ số liệu để đối chiếu, so sánh qua từng thời
kỳ một cách khoa học, trên cơ sở đó để đưa ra những nhận định về từng loại rủi ro hoạt động trong từng hoạt động nghiệp vụ nhờ vậy mà có thể đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất cho từng bộ phận, từng hoạt động nghiệp vụ và từng giai đoạn.
Tuy có những kinh nghiệm như trên nhưng thực tế quá trình tác nghiệp tại Sacombank Thăng Long đã xảy ra trường hợp cán bộ quản lý ATM đã tự tạo chìa khóa riêng để rút tiền từ ATM số tiền hơn 800 triệu đồng, sau khi vụ việc xảy ra, chi nhánh này đã sa thải 2 cán bộ có liên quan.