Thực trạng công tác hạn chế rủi ro hoạt động tại Sacombank Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 51 - 55)

Thăng Long

2.2.4.1. Công tác Nhận diện rủi ro

Xác định dấu hiệu rủi ro hoạt động: Chi nhánh đã thực hiện xác định các dấu hiệu rủi ro hoạt động gồm các nội dung: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro. Xác định dấu hiệu rủi ro hoạt động của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long cũng theo 07 nhóm rủi ro đã trình bày ở Chương 1.

Sự cố rủi ro hoạt động: Các phòng nghiệp vụ chủ động theo dõi, báo cáo các sự cố rủi ro hoạt động. Khi có sự cố rủi ro hoạt động xảy ra, các đơn vị đã có biện pháp xử lý kịp thòi và báo cáo ngay về Ban giám đốc, tổ tự kiểm tra chấn chỉnh tại chi nhánh. Tổ tự kiểm tra chấn chỉnh làm đầu mối xây dựng, lưu trữ bộ dữ liệu tổn thất rủi ro hoạt động của chi nhánh.

Sacombank - Chi nhánh Thăng Long sử dụng công cụ báo cáo sự cố rủi ro hoạt động để xây dựng bộ dữ liệu về tổn thất rủi ro hoạt động của chi nhánh qua các năm.

- Tần suất thực hiện báo cáo sự cố rủi ro hoạt động: Từ năm 2009 đến năm 2013: Định kỳ 6 tháng 1 lần.

Từ năm 2013 đến nay: Định kỳ hàng quý.

- Phạm vi báo cáo sự cố rủi ro hoạt động:

Thực hiện thu thập và báo cáo tất cả các sự cố rủi ro hoạt động của các mặt nghiệp vụ bao gồm cả sự cố xác định được giá trị tổn thất và sự cố không xác định được giá trị tổn thất.

- Phương pháp thực hiện:

Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh tự thực hiện báo cáo về Ban giám đốc chi nhánh và kết hợp với tổ tự kiểm tra chấn chỉnh đánh giá các sự cố rủi ro hoạt động.

Giao dịch nghi ngờ, bất thường: Tổ tự kiểm tra chấn chỉnh của chi nhánh căn cứ vào hướng dẫn của ngân hàng về công tác quản lý rủi ro hoạt động để xây dựng chương trình báo

cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường; khai thác các báo cáo; tổng hợp, đề xuất trình Giám đốc chi nhánh. Ban giám đốc chi nhánh căn cứ yêu cầu quản lý, lập báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất, quản lý truy cập chương trình báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường.

Rủi ro đối với sản phẩm mới: Trước khi một sản phẩm mới được triển khai để cung ứng cho khách hàng, luôn được bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ tại chi nhánh

và các bộ phận khác có liên quan tiến hành rà soát, đánh giá và xem xét đầy đủ các yếu tố rủi ro của sản phẩm.

Đánh giá công tác nhận diện rủi ro:

Có thể nói công tác nhận diện rủi ro hoạt động tại Sacombank nói chung và Sacombank - Chi nhánh Thăng Long nói riêng được xây dựng khá tốt và thực tế thực hiện cũng đạt yêu cầu đề ra. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu nước ngoài, tham khảo các ngân hàng bạn và căn cứ thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombank, hội sở chính đã xây dựng bộ dấu hiệu nhận diện các loại rủi ro, các giao dịch nghi ngờ bất thường và xây dựng hệ thống thông tin về rủi ro hoạt động để thu thập, kết xuất dữ liệu về rủi ro hoạt động.

Dựa vào bộ dấu hiện nhận diện do hội sở chính đưa ra, chi nhánh tự thực hiện nhận diện các rủi ro tại chi nhánh, nhập dữ liệu vào hệ thống và báo cáo về hội sở chính. Quy trình này được đưa ra khá hợp lý, phát huy tính chủ động và tự động hóa. Vì vậy rủi ro được phát hiện khá đầy đủ, ít tốn thời gian và ít phụ thuộc vào yếu tố con người.

Các phòng ban nghiệp vụ tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc đã chủ động theo dõi và thống kê các lỗi sai sót tác nghiệp phát sinh hàng ngày tương đối đầy đủ và tuân thủ về thời gian nhập dữ liệu trên hệ thống và thời gian báo cáo. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại:

- Đối với công tác thực hiện báo cáo:

+ Về thời gian báo cáo: Còn có phòng nhập dữ liệu muộn so với thời gian quy định (có một số chỉ tiêu ở trạng thái mới nhập và chưa duyệt), điển hình là các Phòng giao dich, gây ảnh hưởng đến công tác tổng họp dữ liệu toàn chi nhánh.

+ Về chất lượng báo cáo: Các phòng ban nghiệp vụ và các Phòng giao dịch báo cáo còn thiếu chính xác, có dấu hiệu che giấu lỗi nên chưa phản ánh đúng thực trạng lỗi tác nghiệp tại bộ phận phòng ban dẫn đến công tác nhận diện rủi ro chưa phát hiện được đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn.

- Do quy trình quy định còn chồng chéo nhau, tồn tại nhiều kẽ hở nên các tiêu chí để nhận diện rủi ro chưa sát với thực tế dẫn đến để lọt những rủi ro chưa đưa vào nhận diện được.

- Do nhu cầu phát triển sản phẩm, nghiệp vụ mỗi ngày một phức tạp nên các rủi

ro mới phát sinh đáng kể, chi nhánh chưa đưa ra các tiêu chí nhận diện rủi ro kịp thòi nên còn tồn tại một số rủi ro bị bỏ sót.

2.2.4.2. Công tác dánh giá rủi ro

Sau khi nhận diện rủi ro, các đơn vị chức năng đo lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro, xác định rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro không thể chấp nhận được. Đo lường rủi ro thực hiện bằng 2 phương pháp: phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

- Phương pháp đo lường định tính: là việc đánh giá, nhận xét về mức độ rủi ro của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định. Dấu hiệu rủi ro đo lường bằng định tính gồm: rủi ro liên quan đến cán bộ và rủi ro liên quan đến cơ chế văn bản, quy định. Cách thức đo lường định tính: Nhận xét, đánh giá rõ mức độ lớn, nhỏ, tốt xấu, tăng, giảm, đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu và giải thích khả năng ảnh hưởng đến nhiệm vụ công việc được giao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phương pháp đo lường định lượng: là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro, tổn thất của từng loại dấu hiệu rủi ro đã được xác định.

Dấu hiệu rủi ro đo lường bằng định lượng gồm:

+ Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc: các công đoạn, các công việc đã có lỗi và sai sót; thống kê theo dõi các sự cố.

+ Các lỗi sai sót từ hệ thống CNTT và chương trình phần mềm. + Yếu tố bên ngoài: Các lỗi, sai sót do khách hàng và các sự kiện bên ngoài.

Cách thức đo lường định lượng: Xác định số lượng lỗi/sai sót/dấu hiệu/sự cố rủi ro tác nghiệp xảy ra.

Báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp là công cụ được Sacombank sử dụng để đo lường rủi ro hoạt động. Báo cáo chỉ ra trong mỗi mặt nghiệp vụ của chi nhánh, dấu hiệu rủi ro nào có tần suất xảy ra cao và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng ( phụ lục 2).

Đánh giá công tác đánh giá rủi ro:

Công tác đánh giá rủi ro của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long được thực hiện rất tốt. Chi nhánh chủ yếu sử dụng phương pháp đo lường định lượng để đo lường rủi ro hoạt động vì độ chính xác cao hơn và đối với phương pháp định tính chỉ áp dụng với những rủi ro không thể sử dụng phương pháp đo lường định lượng.

- Chi nhánh thực hiện đo lường tất cả các loại rủi ro đã được xác định và đánh giá được sự thay đổi về mức độ rủi ro và mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro phân theo 3 mức độ: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.

- Chi nhánh đã xác định khả năng khắc phục rủi ro đối với các rủi ro mức độ cao và xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mức độ rủi ro không thể chấp nhận được của từng nghiệp vụ và từng phòng giao dịch trực thuộc. Việc chọn công cụ báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp để đo lường rủi ro là rất hợp lý. Qua đó chi nhánh có thể đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng loại rủi ro.

2.2.4.3. Kiểm soát rủi ro

- Chi nhánh đã chủ động thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu, văn bản liên quan đến rủi ro hoạt động trong kỳ báo cáo. Kết thúc kỳ báo cáo, các đơn vị chức năng thực hiện:

+ Tổng hợp các kết quả của quá trình xác định và đo lường rủi ro hoạt động do đơn vị tự xác định, đo lường trong kỳ;

+ Thu thập các kết luận của kiểm tra, kiểm toán nội bộ liên quan đến rủi ro hoạt động của bộ phận;

+ Tổng hợp kết quả thực hiện về rủi ro hoạt động.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro hoạt động: Trên cơ sở kết quả của quá trình xác định và đo lường rủi ro, các đơn vị tự xây dựng phương án phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro của đơn vị, tổ tự kiểm tra chấn chỉnh xây dựng phương án phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro của toàn chi nhánh và là đầu mối triển khai thực hiện phương án giảm nhẹ rủi ro của toàn chi nhánh.

- Giám sát rủi ro hoạt động:

+ Giám sát rủi ro: Tại chi nhánh, Ban giám đốc là đầu mối thực hiện giám sát rủi

ST

T Nghiệp vụ

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Khả năng xảy ra Mức độ ảnh hưởng Tôn g cộn g Khả năn g xảy ra Mức độ ảnh hưởn g Tôn g cộng Khả năn g xảy ra Mức độ ảnh hưởng Tôn g cộn g 1 Tín dụng 3 4 7 3 4 ĩ~ 3 4 7

ro hoat động của chi nhánh.

+ Nội dung giám sát: Theo dõi các hoạt động triển khai công tác hạn chế rủi ro hoạt động của các đơn vị trong toàn chi nhánh để đảm bảo công tác này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các phương án phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro của các đơn vị; Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ rủi ro cao, đề xuất biện pháp kịp thời để tránh sự cố rủi ro xảy ra;

Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro; Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các báo cáo về rủi ro hoạt động theo quy định.

Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro:

Trên cơ sở các rủi ro đã được nhận diện và đo lường từ các đơn vị trong hệ thống, từ kết quả kiểm tra, kiểm toán của nội bộ và bên ngoài, chi nhánh đã xây dựng và thực hiện tương đối tốt kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ, giám sát rủi ro.

Với nỗ lực trong công tác kiểm soát rủi ro, Chi nhánh đã đạt được kết quả là: lỗi tác nghiệp đã giảm rất nhiều, tổn thất xảy ra vớii giá trị thấp và giảm dần qua các năm từ 2013 đến 2016. Tuy nhiên do khâu nhận diện rủi ro còn nhiều tồn tại, chưa nhận diện hết các rủi ro nên ảnh hưởng đến công tác kiểm soát, vẫn còn tồn tại một số rủi ro chưa được kiểm soát.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w