Để ngân hàng Sacombank nói riêng và các tổ chức tín dụng trong nước nói chung có điều kiện tốt nhất để hạn chế những rủi ro hoạt động tại ngân hàng mình, tác giả kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một số điểm sau:
- Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến các ngân hàng trong nước về tầm quan trọng của công tác hạn chế Rủi ro hoạt động.
- Sớm ban hành những quy định cụ thể nhằm hướng dẫn triển khai công tác hạn chế Rủi ro hoạt động.
- Đưa tiêu chuẩn về công tác hạn chế Rủi ro hoạt động vào một trong những tiêu chí đánh giá năng lực các Ngân hàng.
- Sau khi công tác đã được triển khai một cách đồng bộ và rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước từng bước nghiên cứu đề ra mức độ chấp nhận rủi ro đối với ngành ngân hàng Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước cần đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng đảm bảo giám sát , thanh tra công tác hạn chế Rủi ro hoạt động tại các ngân hàng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm về công tác hạn chế Rủi ro hoạt động của các ngân hàng lớn trên thế giới .
- Tổ chức hội thảo , hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng trong nước về công tác hạn chế Rủi ro hoạt động.
- Có thể thiết lập bộ phận ( Cục hoặc Ủy ban ) Quản lý Rủi ro hoạt động trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để việc Quản lý rủi ro hoạt động được chuyên nghiệp và tách biệt hơn.
- Thành lập trung tâm thông tin tác nghiệp , tương tự như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nhằm cập nhật lưu trữ thông tin rủi ro tác nghiệp , thanh tra, giám sát đủ về số lượng đạt yêu cầu về chất lượng đảm bảo giám sát , thanh tra công tác hạn chế Rủi ro hoạt động tại các ngân hàng.
- Tăng cường hợp tác quốc tê, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm về công tác hạn chế Rủi ro hoạt động của các ngân hàng lớn trên thế giới