Hoạt động của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long hiện nay đang được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long
Nguồn : Phòng Hành Chính của Sacombank- Chi nhánh Thăng Long
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính
Hoạt động trong lĩnh vựa ngân hàng, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đang khai thác và cung cấp các dịch vụ chính cho khách hàng hiện tại là:
- Sản phẩm tiền gửi: Đối với khách hàng cá nhân, chi nhánh đã triển khai các sản phẩm tiền gửi như: tiền gửi, tiết kiệm có kì hạn, chứng chỉ gồm: tiết kiệm ngày, tuần năng động, tiết kiệm Phù Đổng, tiết kiệm Phát Lộc, tiền gửi tương lai, tiết kiệm tháng năng động, chứng chỉ huy động vàng,... Đối với khách hàng là tổ chức, có các sản phẩm linh hoạt phù hợp với hoạt động kinh doanh như tiền gửi thả nổi, tiền gửi thanh toán, tiền gửi doanh nghiệp.
- Sản phẩm tín dụng: Đây là hoạt động chính và cũng là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho chi nhánh bao gồm việc cung cấp tín dụng cho các khách hàng là cá nhân, tổ chức trên địa bàn phục vụ vào các mục đích như: tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, cho vay bổ sung vốn lưu động, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu,.
- Sản phẩm thẻ: Áp dụng đối với cả khách hàng cá nhân và tổ chức, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long phát hành các loại thẻ thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế, liên kết với các tổ chức như Smartbank và Banknet trong việc rút tiền tự động tại các cây ATM của các ngân hàng cùng liên kết. Để đáp ứng nhu cầu càng lớn về thanh toán, hiện tại Sacombank đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm thẻ như Family, Lady First, Car Card, Mortor Card,... đáp ứng nhu cầu đa dạng với các chương trình khuyến mại: trả góp, miễn phí thường niên, miễn lãi tối đa 55 ngày,...
- Tài trợ xuất khẩu: cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp các sản phẩm tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đa dạng, tài trợ các giai đoạn của thương vụ với nhiều hình thức linh hoạt.
- Thanh toán quốc tế: Các sản phẩm chủ yếu như: Tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền ra nước ngoài, xuất nhập khẩu trọn gói, chuyển tiền du học,...
- Dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ chính như trên, Sacombank - chi nhánh Thăng Long còn triển khai các dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, Internetbanking, Mobilebanking, bảo hiểm, ngoại hối.
2.1.4. Ket quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank - chi nhánh Thăng Long
Trong ba năm qua, Ngân hàng Sacombank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng đã không ngừng nỗ lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đẩy mạnh
23
và phát triển hoạt động kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đưa các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng dần trở nên quen thuộc với khách hàng. Trong đó, tình hình một số hoạt động chính của chi nhánh như sau:
- Huy động vốn: Tính đến 31/12/2016, tổng huy động toàn chi nhánh (không tính huy động vàng) đạt 3034 tỷ đồng, tăng 31 tỷ so với năm 2015, tương ứng mức tăng 10.3%. Chi nhánh đứng thứ 1 trên tổng số 9 chi nhánh, chiếm tỷ trọng 14% trên tổng huy động toàn khu vực. Đáng chú ý, huy động bằng ngoại tệ quy VNĐ giảm 77 tỷ so với cuối 2015 trong khi đó thì huy động VNĐ tăng 108 tỷ nguyên nhân chủ yếu do lãi suất huy động bằng USD đã được Ngân hàng Nhà Nước đưa về mức 0%, tỷ giá giữa USD/VNĐ cũng tăng ảnh hưởng đến luồng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
Bảng 2. 1: Tình hình huy động vốn của Sacombank — Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014 - 2016
(+/-) % (+/-) % Tổng nguồn vốn 2.609.97 6 3.033.853 3.034.730 423.877 16,24 877 0,03 +Nguồn nội tệ 2.325.19 1 2.705.563 2.727.240 380.372 16,36 21.677 0,80 +Ngoại tệ 284.785 328.290 0 307.49 43.505 15,28 -20.800 -6,34 Phân theo thành phần kinh tế 2.609.97 6 3.033.853 3.034.730 423.877 16,24 877 0,03
+Tiền gửi cư dân 1.673.08
9 2.089.762 2.047.692 416.673 24,90 -42.070 -2,01 +Tiền gửi các TCKT 551.896 730.289 654.71
3 178.393 32,32 -75.576 -10,35
+Tiền gửi, tiền vay
Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ: 2.057.51 6 0 10 2.777.052 0 10 0 2.912.47 θ^ 10 Dư nợ nội tệ: 1.816.79 1 0 88,3 2.490.012 689,6 8 2.621.85 290,0 Dư nợ ngoại tệ 240.72 5 0 11,7 0 287.04 410,3 2 290.61 9,98 Dư nợ theo thời gian: 2.057.51 6 100 2.777.052 10 0 2.912.47 0 100 Ngắn hạn 1.680.16 7 6 81,6 1.909.132 568,7 8 2.247.24 677,1 Trung hạn 223.60 9 7 10,8 0 477.39 917,1 1 328.70 911,2 Dài hạn 153.74 0 7,4 7 390.53 0 14,0 6 336.52 1 11,5 5 Nợ xấu (N3 đến N5) 11.58 7 0,5 6 17.956 0,6 4 37.91 6 1,30
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank - Chi nhánh Thăng Long
24
Trong bối cảnh việc huy động vốn đang cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng TMCP thì mức tăng huy động của chi nhánh trong năm qua là rất khả quan, đáng tự hào, thể hiện sự nỗ lực của toàn thể CBNV toàn chi nhánh trong công tác tăng trưởng huy động vốn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
- Cho vay: Năm 2014, Ngân hàng Sacombank - chi nhánh Thăng Long tập trung tới 81,66% tổng dư nợ tín dụng cho vay ngắn hạn, chỉ với 10,87% cho vay trung dài hạn. Năm 2015, cho vay trung dài hạn ở chi nhánh đã tăng lên mức 867.920 triệu đồng, chiếm 31,25% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên đến năm 2016, tỷ trọng cho vay trung dài hạn lại có xu hưởng giảm, với giá trị chỉ còn 655.222 triệu đồng, chiếm 22,84% tổng dư nợ.
Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động cho vay của Sacombank — Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014 — 2016
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank - Chi nhánh Thăng Long
Qua kết quả cho vay đạt được, công tác cho vay chủ yếu tập trung ở chỉ tiêu cho vay bằng VNĐ. Ngay từ đầu năm do ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hàng hóa nguyên liệu tồn kho lớn, nợ quá hạn tăng cao, phần lớn khách hàng thu hẹp quy mô hoạt động. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, thị trường bất động sản và kinh doanh ô tô gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm mạnh.
Mặt khác lãi suất cho vay giảm từ 5-8% so với cuối 2011, tuy nhiên mặt bằng lãi suất cho vay nhìn chung còn khá cao chưa cạnh tranh được với một số ngân hàng khác. Những khó khăn nêu trên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tín dụng tại chi nhánh.
Trước tình hình này, chi nhánh xác định việc phát triển cho vay trên cơ sở đảm bảo tính an toàn ổn định chọn lọc hệ khách hàng vừa và nhỏ hoạt đọng trong các ngành nghề ít chịu ảnh hưởng từ chính sách và thị trường đồng thời rà soát tình hình hoạt động của hệ khách hàng hiện hữu chủ động cắt giảm hạn mức để hạn chế rủi ro đối với những khách hàng có dấu hiệu suy giảm tài chính, áp dụng các SPDV nhằm gia tăng hiệu quả công tác tín dụng tại các PGD như cho vay chứng minh năng lực tài chính, cho vay tài trợ du học.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới một cách hiệu quả nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn nhập khẩu sử dụng sản phẩm phát hành LC trả chậm thanh toán ngay UPAS (doanh số sản phẩm UPAS đạt gần 1,100 ngàn USD). Tập trung phát triển hệ khách hàng mới và cơ cấu ngành nghề cho vay theo hướng an toàn có chọn lọc tập trung cho vay phân tán bán chéo sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả cho vay.
Đối với cho vay doanh nghiệp, phát triển được 50 hồ sơ khách hàng mới, tập trung trong các ngành nghề dịch vụ thương mại thiết yếu, sản xuất thực phẩm phân phối hàng tiêu dùng sản xuất phân phối thiết bị phụ trợ công nghiệp, xuất khẩu nhằm cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn.
Đối với cho vay cá nhân, toàn chi nhánh đã tăng mới được 93 hồ sơ khách hàng, tiếp thị thành công cho vay một số nhà phân phối hàng tiêu dùng, thực phẩm, lương thực, tăng cường cho vay chứng minh năng lực tài chính tại các phòng giao dịch nhằm phân tán rủ ro và tăng hiệu quả tín dụng.
Mặc dù trong 6 tháng đầu năm tình hình cho vay gần như không tăng trưởng về số dư, tuy nhiên chi nhánh cũng đã phát triển được hệ khách hàng mới, cơ cấu danh mục
cho vay, duy trì được hiệu quả về công tác cho vay margin ở mức hợp lý.
- Tình hình nợ quá hạn: Tính đến thời điểm 31/12 tổng nợ quá hạn của chi nhánh 14 tỷ chiếm tỷ trọng 2.72% trên tổng dư nợ, tăng 13 tỷ với cuối 2011, phát sinh thêm 2 khách hàng, nâng tổng số lên 4 khách hàng (2 cá nhân, 2 doanh nghiệp).
Trong cả năm qua tình hình phát sinh nợ quá hạn gia tăng rất lớn trong hệ thống các ngân hàng do ảnh hưởng khó khăn từ nền kinh tế. Tại chi nhánh mặc dù rất tích cực trong công tác kiểm soát hoạt động của khách hàng, bám sát hoạt động của các khách hàng kinh doanh khó khăn, suy giảm tài chính, thu hẹp kinh doanh đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, nhưng những khó khăn của nền kinh tế ngày một nặng nề tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, khách hàng của chi nhánh cũng bị rơi vào vòng xoáy khó khăn này.
Số liệu nợ quá hạn và đã tập trung sang nợ xấu của chi nhánh tập trung chủ yếu ở khách hàng kinh doanh sắt thép tại làng nghề Phùng Xá, kinh doanh Inox của phòng giao dịch Trần Duy Hưng. Chi nhánh cũng đang thực hiện các biện pháp tích cực nhằm bám sát tình hình kinh doanh, hỗ trợ khách hàng để thu hồi nợ hàng tháng và cơ cấu khoản vay phù hợp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển nhóm nợ xấu.
Về cơ cấu các khoản nợ xấu đều đang tập trung chủ yếu ở nhóm 2, nhóm 3 và đang trong quá trình khởi kiện tại tòa án, tuy nhiên chi nhánh nhận định tình hình vẫn còn rất khó khăn, phức tạp gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của chi nhánh, cần phải tích cực tập trung xử lý trong năm 2013.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ: Năm 2016, lãi thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ là 16.699 triệu đồng, tăng 60% so với đầu năm và đạt 150% kế hoạch. Các sản phẩm dịch vụ như bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động thu chi hộ, quản lý ngân quỹ, dịch vụ ngân hàng điện tử (phone-banking, e -Sacombank, mobile- Sacombank)... đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu Ngân hàng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Đến 31/12/2016, thu kinh doanh ngoại hối của chi nhánh đạt 5.300 triệu đồng, bằng 112% kế hoạch. Năm 2016, chi nhánh Thăng Long có khá nhiều đột biến trong công tác kinh doanh ngoại hối. Ngay từ đầu năm chi nhánh đã thực hiện phân công nhân sự chuyên trách công tác kinh doanh ngoại hối, tập trung nghiên cứu tiếp thị hệ khách hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn chi nhánh và các
phòng giao dịch, do đó đã mang lại kết quả lợi nhuận khả quan, đặc biệt cải thiện cơ cấu nguồn thu từ những năm trước chủ yếu thu từ kinh doanh vàng chuyển sang phát triển thu kinh doanh ngoại tệ tại thời điểm cuối năm 2016.
- Lợi nhuận: Kết quả lợi nhuận Với các chỉ tiêu thực hiện nêu trên chi nhánh đã hoàn
thành lợi nhuận trước dự phòng rủi ro đạt 79 tỷ đồng bằng 116% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 78 tỷ, bằng 96 % kế hoạch, giảm 3.7 tỷ so với 2015, tương ứng tốc độ giảm 4.9%.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và hạn chế rủi ro hoạt động trong hệthống Sacombank thống Sacombank
Công tác quản trị rủi ro hoạt động của Sacombank dựa trên sự chỉ đạo chung của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Sacombank.
Quản trị rủi ro hoạt động là một công việc còn khá mới mẻ đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, do vậy cho đến thời điểm này chưa có một văn bản pháp lý chính thức quy định về quản trị toàn bộ rủi ro hoạt động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các nhà hoạch định chính sách cũng đã thấy được tính cấp thiết của việc quản trị rủi ro hoạt động trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Do vậy, bắt đầu từ năm 2005 đã có một số văn bản quy định liên quan đến một số vấn đề trong quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại, cụ thể các văn bản sau:
- Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “ Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”. Quy định này khống chế các tỷ lệ về vốn, sử dụng vốn để các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hạn chế rủi ro. Quy định này yêu cầu các Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn sau:
+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: VCSH/TTSC ≥ 9% + Giới hạn tín dụng đối với khách hàng
+ Tỷ lệ về khả năng chi trả
+ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn + Giới hạn góp vốn mua cổ phần
Việc đặt ra các giới hạn này nhằm mục đích làm cho các Tổ chức tín dụng chỉ được hoạt động trong phạm vi cho phép, phù hợp với năng lực quản lý, kiểm soát được rủi ro giúp cho hoạt động của tổ chức tín dụng được an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Luật số 07/2012/QH13 ngày 02/07/2012 của Quốc hội về “Phòng, chống rửa tiền”; Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 Chính phủ về việc “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Phòng, chống rửa tiền”. Nghị định này đưa ra các biện pháp phòng chống rửa tiền bao gồm:
+ Các biện pháp phòng ngừa chung + Các biện pháp nhận biết khách hàng + Đưa ra cac mức giao dịch phải báo cáo
+ Các dấu hiệu của giao dịch bị coi là đáng ngờ
+ Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền
Thành lập Trung tâm phòng, chống rửa tiền thuộc NHNN Việt Nam có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin
Nghị định này quy định các biện pháp phòng chống rửa tiền, đó cũng chính là các biện pháp phòng chống rủi ro do các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, an ninh quốc gia.
- Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”. Đây chính là quản trị rủi ro do hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Những quy định này là cơ sở cho các Tổ chức tín dụng xây dựng những quy định