Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và hạn chế rủi ro hoạt động trong hệ thống

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 41 - 43)

thống Sacombank

Công tác quản trị rủi ro hoạt động của Sacombank dựa trên sự chỉ đạo chung của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Sacombank.

Quản trị rủi ro hoạt động là một công việc còn khá mới mẻ đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, do vậy cho đến thời điểm này chưa có một văn bản pháp lý chính thức quy định về quản trị toàn bộ rủi ro hoạt động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các nhà hoạch định chính sách cũng đã thấy được tính cấp thiết của việc quản trị rủi ro hoạt động trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Do vậy, bắt đầu từ năm 2005 đã có một số văn bản quy định liên quan đến một số vấn đề trong quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại, cụ thể các văn bản sau:

- Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “ Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”. Quy định này khống chế các tỷ lệ về vốn, sử dụng vốn để các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hạn chế rủi ro. Quy định này yêu cầu các Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn sau:

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: VCSH/TTSC ≥ 9% + Giới hạn tín dụng đối với khách hàng

+ Tỷ lệ về khả năng chi trả

+ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn + Giới hạn góp vốn mua cổ phần

Việc đặt ra các giới hạn này nhằm mục đích làm cho các Tổ chức tín dụng chỉ được hoạt động trong phạm vi cho phép, phù hợp với năng lực quản lý, kiểm soát được rủi ro giúp cho hoạt động của tổ chức tín dụng được an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

- Luật số 07/2012/QH13 ngày 02/07/2012 của Quốc hội về “Phòng, chống rửa tiền”; Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 Chính phủ về việc “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Phòng, chống rửa tiền”. Nghị định này đưa ra các biện pháp phòng chống rửa tiền bao gồm:

+ Các biện pháp phòng ngừa chung + Các biện pháp nhận biết khách hàng + Đưa ra cac mức giao dịch phải báo cáo

+ Các dấu hiệu của giao dịch bị coi là đáng ngờ

+ Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền

Thành lập Trung tâm phòng, chống rửa tiền thuộc NHNN Việt Nam có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin

Nghị định này quy định các biện pháp phòng chống rửa tiền, đó cũng chính là các biện pháp phòng chống rủi ro do các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, an ninh quốc gia.

- Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”. Đây chính là quản trị rủi ro do hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Những quy định này là cơ sở cho các Tổ chức tín dụng xây dựng những quy định nội bộ về quản trị rủi ro hoạt động trong nghiệp vụ ngân hàng điện tử từ đó giúp các Tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng nói riêng hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử và cũng chính là giảm rủi ro do hệ thống gây ra.

- Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNNngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổ chức tín dụng”. Quy chế đã nêu ra các yêu cầu hoạt động của phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ là: Mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Tổ chức tín dụng đều phải được nhận dạng, đo lường đánh giá một cách thường xuyên,

liên tục để kịp thời phát hiện ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Mỗi khi có sự thay đổi về các mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh mới, Tổ chức tín dụng phải rà soát, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi bổ sung các cơ chế, quy trình, quy định kiểm tra nội bộ phù hợp. Quy chế có các nội dung cơ bản sau:

■ Các nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ

■ Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

■ Kiểm tra, đánh giá độc lập về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

■ Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách

■ Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng”.

Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là: Đánh giá độc lập tính thích hợp và sự tuân thủ của chính sách, thủ tục, quy trình đã được thành lập trong các tổ chức tín dụng; Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Quy chế có các nội dung cơ bản sau:

■ Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

■ Các yêu cầu nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan

■ Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ

■ Tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 41 - 43)