Kiến nghị tới Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 74 - 79)

Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường cho sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế từ đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến công tác hạn chế rủi ro hoạt động của các NHTM. Trong thời gian qua, mặc dù nước ta ghi nhận rất nhiều những nỗ lực thay đổi cơ chế, ban hành nhiều văn bản pháp quy có tính chặt chẽ hơn từ Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả có một số kiến nghị với Chính phủ như sau:

- Chính phủ cần có biện pháp chỉ đạo Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và ban hành khung pháp lý, các tiêu chuẩn, điều kiện để các NHTM hoạt động tại Việt Nam nghiên cứu và có lộ trình triển khai áp dụng.

- Chính phủ có thể kết hợp các mối quan hệ quốc tế, cho phép một số lãnh đạo NHTM tháp tùng các đoàn công tác của Chính phủ để học tập kinh nghiệm về công tác hạn chế Rủi ro hoạt động ở các ngân hàng thế giới.

- Chính phủ từ mối quan hệ của mình có thể mời lãnh đạo những ngân hàng lớn hoặc chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý Rủi ro hoạt động đến Việt Nam để phổ biến kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam học tập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tác giả nêu định hướng phát triển của Sacombank - chi nhánh Thăng Long đến năm 2020 trong Chương 3. Qua đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quá trình công tác hạn chế Rủi ro hoạt động tại Sacombank - chi nhánh Thăng Long và đưa ra thêm một số kiến nghị Nhân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính Phủ để giúp cho công tác này tại Sacombank được hoàn thiện hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN CHUNG

Công tác hạn chế rủi ro hoạt động đối với các nước lớn đã khá quen thuộc, tuy nhiên, đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, công tác này còn khá mới mẻ. Việc đánh giá và áp dụng công tác hạn chế rủi ro hoạt động vào các chi nhánh đơn lẻ còn nhiều hạn chế và chưa phổ biến. Hầu hết các ngân hàng đều có các quy định, quy chế riêng cho toàn hệ thống, tuy nhiên việc áp dụng đối với từng chi nhanh lại có những đặc thù riêng và Sacombank - Chi nhánh Thăng Long cũng đã áp dụng và thực hiện theo Quy định riêng về hạn chế rủi ro hoạt động của hệ thông Sacombank và phù hợp đặc thù của chi nhánh.

Tuy có nhiều nỗ lực, nghiên cứu học tập kinh nghiệm các ngân hàng khác trong quá trình áp dụng công tác hạn chế rủi ro hoạt động nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Đề tài này qua nội dung các chương từ chương 1 đến chương 3 đã nêu cơ sở lý luận, thực trạng công tác hạn chế rủi ro hoạt động của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long, trong đó có nêu mặt được, chưa được và đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Bên cạnh đó, các thông tin, số liệu thu thập được cũng không thể tránh khỏi thiếu sót vì tính bảo mật của nó. Do vậy, đề tài chỉ mang tính tham khảo, còn nhiều vấn đề cần bổ sung khi đưa vào thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sacombank - Chi nhánh Thăng Long năm 2013

2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sacombank - Chi nhánh Thăng Long năm 2014

3. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sacombank - Chi nhánh Thăng Long năm 2015

4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sacombank - Chi nhánh Thăng Long năm 2016.

5. Báo cáokiểm tra kiểmtoán nộibộ2013 6. Báo cáokiểm tra kiểmtoán nộibộ2014 7. Báo cáokiểm tra kiểmtoán nộibộ2015 8. Báo cáokiểm tra kiểmtoán nộibộ2016 9. Bản tin rủi ro hoạt động Sacombank

10. Quyết định 465/2012/QĐ-HĐQT ngày 30/02/2012 về việc ban hành chính sách quản lý rủi ro hoạt động của Sacombank.

11. Quyết định 0758/2007/QĐ-HĐQT ngày 03/12/2007 về việc ban hành quy chế quản lý rủi ro hoạt động.

12. TS. Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên (2009), Quản trị rủi ro hoạt động: Kinh Nghiệm Quốc Tế và bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tiếng Anh

13. Anna Fernandez Laviada, Francisco Javier Martinez Gazcia and Francisco Somohano Rodriguez (2005), “Operational Risk Management Under Basel II: The Case of the Spanish Financial Services”, European Finance Association 32nd Annual Meeting.

14. KPMG (2007), Financial Services: “Managing Operational Risk Beyond Basel II”, http://www.kpmg.com/SiteCollectionDocuments/ManagingOpRisk. pdf.

PHỤ LỤC 1

10 nguyên tắc của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng. Rủi ro hoạt động là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trên khung quản lý rủi ro hoạt động. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng về Rủi ro hoạt động, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị Rủi ro hoạt động của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi nhân viên thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro hoạt động.

Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung quản lý rủi ro hoạt động được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Khung phải được triển khai thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản lý Rủi ro hoạt động.

Lãnh đạo cấp cao cũng nên chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý rủi ro hoạt động trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng.

Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá rủi ro hoạt động trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng, cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.

Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do rủi ro hoạt động gây ra. cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý rủi ro hoạt động.

Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên xem xét lại theo định

kỳ các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ rủi ro hoạt động cho phù họp bằng cách sử dụng các chiến lược thích họp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng.

Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường họp rủi ro xảy ra bất ngờ.

Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát ngân hàng nên yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có một khung quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát/giảm thiểu rủi ro hoạt động như là một phần của phương pháp tiếp cận tổng thể để quản lý rủi ro.

Nguyên tắc 9: Cơ quan giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên quan đến những rủi ro hoạt động của ngân hàng. Người giám sát phải đảm bảo ràng có những cơ chế thích họp cho phép họ biết được sự phát triển của ngân hàng.

Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thòi thông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý rủi ro hoạt động.

Nếu thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc trên, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, công tác quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng sẽ đi theo chuẩn mực và thực hiện được mục tiêu mà ngân hàng dự kiến.

PHỤ LỤC 2

Phương pháp xây dựng Ma trận rủi ro mỗi mặt nghiệp vụ:

Sử dụng phương pháp cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 5. Mỗi dấu hiệu sẽ được tính điểm tổng cộng bằng tổng điểm tần suất xảy ra và điểm ảnh hưởng:

• Khả năng xảy ra: Điểm số từ 1 đến 2 : Điểm số từ 3 đến 4 : Điểm số là 5 : • Ảnh hưởng: Điểm số từ 1 đến 2 : Điểm số từ 3 đến 4 : Điểm số là 5 : • Tổng cộng: Điểm số từ 1 đến 4 : Điểm số từ 5 đến 8 : Điểm số từ 9 đến 10 : Thấp (xanh) Trung bình (vàng) Cao (đỏ) Thấp (xanh) Trung bình (vàng) Cao (đỏ) Thấp (xanh) Trung bình (vàng) Cao (đỏ)

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 74 - 79)