- Những mặt tích cực:
Hệ thống Sacombank nói chung và Sacombank - Chi nhánh Thăng Long nói riêng thường xuyên chỉnh sửa quy trình, quy định căn cứ trên nội dung kiến nghị của các chi nhánh, phòng ban nghiệp vụ và các điểm giao dịch. Tại chi nhánh có Tổ tự kiểm tra chấn chính làm đầu mối phối hợp các phòng ban có liên quan giải thích các đề xuất, kiến nghị của các phòng ban trong quá trình tác nghiệp, trong đó có ghi rõ ý kiến nào được tiếp thu, chỉnh sửa, ban nào làm đầu mối thực hiện chỉnh sửa, có thời gian hoàn thành cụ thể hoặc ý kiến nào không chỉnh sửa, có nêu lý do để các chi nhánh biết, thực hiện. Ví dụ như đối với công tác định giá tài sản đảm bảo, từ các quy định và hướng dẫn của Hội sở, chi nhánh thực hiện trao đổi hướng dẫn cụ thể đến các phòng ban có liên quan để phối hợp thực hiện.
Sacombank đã ban hành chính sách quản lý rủi ro hoạt động (quyết định 465/2012/QĐ-HĐQT ngày 30/2/2012) nhằm đảm bảo điều chỉnh thống nhất công tác quản lý rủi ro hoạt động trong toàn hệ thống, đồng thời quy định chức năng, trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong công tác quản lý rủi ro hoạt động. Để thực hiện theo quy định của hệ thống, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long thực hiện hướng dẫn và quán triệt đến từng cá nhân tại chi nhánh.
+ về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ: Sacombank - Chi nhánh Thăng Long tổ chức tự đào tạo và đào tạo tập trung theo chương trình của toàn hàng đối với đội ngũ cán bộ tham gia bán lẻ, bán chéo sản phẩm, đào tạo kỹ năng mềm (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, giải quyết mâu thuẫn, phân tích...) để tăng cường nhận thức, kỹ năng, khả năng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Các lóp đào tạo này được tổ chức thường xuyên vào thứ bảy hàng tuần và diễn ra luân phiên trong năm. Ngoài giảng viên là cán bộ của chi nhánh, còn có các chuyên gia chuyên sâu trong các lĩnh vực này.
Sacombank - Chi nhánh Thăng Long tổ chức kiểm tra trình độ giao dịch viên trực tuyến, kiểm tra trình độ giao dịch viên thanh toán quốc tế, kiểm soát viên thanh toán quốc tế để làm căn cứ giao hạn mức cho cán bộ.
+ về tổ chức, phân công trách nhiệm: Có phân công trách nhiệm rõ ràng: chi
nhánh giao Tổ tự kiểm tra chấn chỉnh làm đầu mối triển khai, theo dõi và giám sát trong
toàn chi nhánh, cũng như đo lường, thống kê, thực hiện các báo cáo dấu hiệu rủi ro hoạt
động, sự cố rủi ro hoạt động tại chi nhánh.
+ Ve thiết bị, công nghệ: Có trang bị camera ở các bộ phận giao dịch, các phòng nghiệp vụ, các điểm đặt ATM.
Quản lý việc thực hiện hạn mức thông qua cài đặt hạn mức qua hệ thống máy tính. Ngoài việc để lại bằng chứng về người tham gia giao dịch trên hệ thống dữ liệu máy tính thông qua mã người sử dụng chương trình từ người nhập, người duyệt...trên chứng từ giao dịch có in ngày giờ giao dịch, người thực hiện, người kiểm soát để tiện đối chiếu, kiểm soát giữa thông tin trên hệ thống dữ liệu với thông tin giao dịch thực tế trên chứng từ.
- Những hạn chế trong công tác:
+ về quy trình, quy định: Chưa ban hành quy chế luân chuyển gắn với đào tạo vì khi luân chuyển cán bộ bên cạnh mặt được là cán bộ biết nhiều việc, hạn chế lợi dụng mối quan hệ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ để thực hiện ý đồ không tốt, ảnh hưởng đến uy tín, vật chất của ngân hàng thì khi cán bộ mới được luân chuyển chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, thao tác chưa chính xác, chưa thành thục... dễ dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp.
+ Về tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền: Nhận thức về công tác hạn chế rủi ro hoạt động đối với các cấp đặc biệt là lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng tại chi nhánh chưa được đầy đủ, ở một số nơi, một số phòng ban chưa nhận rõ vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện công tác hạn chế rủi ro hoạt động
+ Về công nghệ: Do chỉ cấp quyền cho người sử dụng trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện nghiệp vụ nên bên cạnh ưu điểm là bảo mật, hạn chế rủi ro thì đối với cán bộ được phân công nhiệm vụ kiểm tra tại chi nhánh khi thực hiện kiểm tra phải đăng ký quyền sử dụng dẫn đến việc kiểm tra, giám sát không được thường xuyên, đến khi sai sót xảy ra mới khắc phục, chưa phòng ngừa được rủi ro.
Chương trình quản lý dữ liệu đôi khi còn bị lỗi, dung lượng đường truyền thấp, chưa cung cấp số liệu kịp thòi phục vụ yêu cầu quản trị điều hành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thực trạng Rủi ro hoạt động và công tác hạn chế Rủi ro hoạt động tại Sacombank đã được tác giả nêu rõ và đánh giá qua việc phân tích số liệu về Rủi ro hoạt động toàn hệ thống trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016 trong Chương 2. Từ đó, ta có những đánh giá điểm mạnh và những điểm còn yếu và nguyên nhân của những điểm yếu đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QTRR hoạt động tại Sacombank - Chi nhánh Thăng Long trong Chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNGTÍN - CHI NHÁNHTHĂNG LONG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT
ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒNTHƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH
THĂNG LONG