Phương hướng phát triển của Sacombank

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 65 - 66)

* Tổng quan chiến lược Sacombank:

Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2015- 2020 tiếp tục kiên định với mục tiêu “trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Khu vực” và theo định hướng hoạt động hiệu quả - an toàn - bền vững.

Với tầm nhìn đó , để hoàn thành sứ mệnh “không ngừng phát triển nhằm cung ứng đến khách hàng những giải pháp tài chính trọn gói , đa tiện ích, thiết thực với giá thành hợp lý để không ngừng tối đa hóa giá trị gia tăng của khách hàng, cổ đông, mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho nhân viên ; đồng thời, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và cộng đồng” , chiến lược của Sacombank thời kỳ 2015 - 2020 đã xác lập 5 giá trị cốt lõi phải đảm bảo tuân thủ:

(i) Tiên phong

(ii) Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo (iii) Cam kết với mục tiêu chất lượng

(iv) Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội (v) Tạo dựng sự khác biệt.

Căn cứ vào chiến lược phát triển của Sacombank, định hướng phát tiển của ngành Ngân hàng và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đã đề ra phương hướng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng như sau:

- về chất lượng nguồn nhân lực: Mục tiêu số lượng cán bộ nhân viên đến năm 2020 là 170 người. Theo đó, tăng cường tuyển dụng những nhân sự giỏi có năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nội bộ; phát hiện nhân sự giỏi nội bộ, đào tạo chuẩn bị cho

nhân sự kế thừa; xây dựng các chính sách tuyển dụng , đào tạo và phát triển nhằm ổn định nhân sự, duy trì tỷ lệ nhân sự nghỉ việc dưới 10%/năm.

- Ve chất lượng công nghệ ngân hàng: Công nghệ thông tin đóng vai trò rất lớn trong việc tăng trưởng kinh doanh. Theo định hướng phát triển của một ngân hàng hiện đại, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long cần phải thực thi chiến lược công nghệ mạnh cho thời kỳ 2011 - 2020 nhằm: Tăng năng suất làm việc của nhân viên tác nghiệp và đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại như các ngân hàng quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến qua việc liên tục hoàn thiện, bổ sung và nâng cấp hệ thống lõi ngân hàng T24; Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý của Ngân hàng, qua việc triệt để khai thác tính năng vượt trội của hệ thống ngân hàng lõi (corebanking), hệ thống kho dữ liệu (Data warehouse) và tiếp tục triển khai các dự án khác (trong cũng như ngoài T24).

- về sản phẩm dịch vụ: Tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ, theo đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. Tỷ trọng tổng doanh thu từ dịch vụ/tổng thu nhập của Ngân hàng mỗi năm sẽ đạt tỷ lệ bình quân 12-18% cho giai đoạn 2015 - 2020; Đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tài chính theo định hướng ngân hàng bán lẻ, trong đó chú trọng hoạt động bán chéo sản phẩm dịch vụ với các đối tác có liên kết và các công ty thành viên trong Tập đoàn Sacombank, nhằm cung ứng cho thị trường các sản phẩm tài chính trọn gói với giá thành hợp lý; Đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hàng đầu trong nước và các nước cận biên nhằm tối đa hóa mức độ hài lòng của khách hàng; Tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cũng như nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng; Phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực tiền tệ như sản phẩm phái sinh, các sản phẩm cơ cấu (structured products), các sản phẩm chứng khoán nợ.. .nhằm đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 65 - 66)