Đánh giá kết quả công tác hạn chế rủi ro hoạt động tại Sacombank Ch

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 55)

SACOMBANK - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.3.1. Ket quả công tác hạn chế rủi ro hoạt động

- Dựa trên tiêu chí tần suất xảy ra rủi ro: Ma trận rủi ro tác nghiệp là bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các dấu hiệu rủi ro hoạt động. Báo cáo ma trận rủi ro hoạt động được Sacombank - Chi nhánh Thăng Long thường được lập theo quý, do phòng Kiểm soát rủi ro thực hiện nhằm mục đích thống kê tần suất xuất hiện của các sự kiện được đánh giá là rủi ro hoạt động và các mức độ ảnh hưởng của các rủi ro này. Sau đây là số liệu ma trận rủi ro hoạt động của các năm từ 2014 đến năm 2016:

42

2 Tiền gửi 3 3 6 3 4 T~ 3 3 6 3 Chứng từ 3 4 7 3 3 6~ 3 2 5 4 Thẻ 3 3 6 2 4 6 2 3 5 5 CIF 3 2 5 3 3 6~ 3 2 5 6 Ngân quỹ 3 2 5 3 3 6~ 2 3 5 7 Điện toán 2 3 5 2 4 6~ 3 2 5 8 Chuyển tiền 2 3 5 2 3 5 2 3 5 9 TCCB 3 2 5 2 3 5 2 2 4 1 0 Kinh doanh 3 2 5 Γ - 3 4~ 1 3 4 1 1

Kiểm tra nội

bộ 1 3 4 1 3 4 1 2 TMTài trợ ^ Γ 3 4 1 3 4 1 3 Tài Chính Γ - 3 Ã~ 1 2 3 1 4 Quản lý rủi ro Γ ^ 1 2~ 1 2 3

Nguồn: Báo cáo kiểm toán nội bộ Sacombank - Chi nhánh Thăng Long

Năm 2014 có 2 nghiệp vụ báo động đỏ (chiếm 20% trong tổng số các nghiệp vụ) là nghiệp vụ tín dụng bảo lãnh và luân chuyển chứng từ, có 8 nghiệp vụ báo động vàng (chiếm tới 80% trong tổng số các nghiệp vụ).

Năm 2015 có 2 nghiệp vụ báo động đỏ (chiếm 14% trong tổng số các nghiệp vụ) là nghiệp vụ huy động vốn và luân chuyển chứng từ, có 7 nghiệp vụ báo động vàng (chiếm tới 50% trong tổng số các nghiệp vụ) và 5 nghiệp vụ có mức độ rủi ro thấp (màu

Nghiệp vụ Rủi ro Số lỗi 20 13 20 14 20 15 20 16

xanh) (chiếm 36% trong tổng số các nghiệp vụ), trong đó có 4 nghiệp vụ mới (Tài chính, kinh doanh ngoại tệ, quản lý rủi ro và kiểm tra nội bộ) và nghiệp vụ Tài trợ thương mại.

Năm 2016 có 1 nghiệp vụ Tín dụng bảo lãnh ở mức báo động đỏ (chiếm 7% trong tổng số các nghiệp vụ), 7 nghiệp vụ ở mức báo động vàng (chiếm tới 50% trong tổng số các nghiệp vụ) và 6 nghiệp vụ ở mức báo động xanh (chiếm 43% trong tổng số các nghiệp vụ).

Theo số liệu thống kê qua các năm từ 2014 đến 2016, ta thấy báo động đỏ và báo động vàng giảm dần, báo động xanh tăng lên. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro giảm dần qua các năm, chứng tỏ công tác hạn chế rủi ro hoạt động của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại báo động đỏ, do đó chi nhánh cần tìm ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

- Dựa trên tiêu chí mức độ rủi ro: Dựa trên những rủi ro mức độ cao và tần suất xuất hiện của chứng để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tác nghiệp. Tần suất xuất hiện của những loại rủi ro này cao cũng đồng nghĩa với việc công tác quản trị rủi ro hoạt động còn nhiều thiếu sót.

Nhìn chung, các sai sót có mức độ rủi ro cao đã được cảnh báo từ những năm trước vẫn còn lặp lại đến năm 2016. Một số lỗi được đánh giá là có mức độ rủi ro cao như:

- Đối với nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh: Chi nhánh cho vay không thẩm định đúng và đầy đủ theo quy trình, phân tích phương án, dự án vay, đề xuất cho vay vượt quá giới hạn giá trị tài sản bảo đảm theo quy định chính sách khách hàng...

- Đối với nghiệp vụ huy động vốn: Giấy lĩnh tiền, nộp tiền không có chữ ký của khách hàng, giao dịch viên ...

- Đối với nghiệp vụ chuyển tiền: hạch toán sai bút toán, hạch toán không đúng số tiền...

- Ngoài ra, xuất hiện một số dấu hiệu rủi ro khác cũng được đánh giá là có mức độ rủi ro cao như: Khách hàng để lộ thẻ, PIN và bị kẻ gian lợi dụng; Khách hàng khai báo sai thông tin cá nhân, sử dụng chứng minh thư giả để mở tài khoản và phát hành thẻ; Nhập sai tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ dẫn đến hạch toán sai số tiền cho khách hàng;..

- Nguyên nhân của sai sót trên chủ yếu là lỗi tác nghiệp của cán bộ, do sự chủ

44

quan, thiếu ý thức, cẩu thả của cán bộ gây ra. Bên cạnh đó là do tình trạng áp lực công việc nhiều, phải xử lý nhiều giao dịch nên xảy ra sơ suất.

Tin dụng

bảo lãnh

Không thấm định, phân tích tính hiệu qủa của phương án,

dự án vay vốn

15 10 8 8

Giải ngân khi chưa hoàn thành thủ tục về tài sản bảo

đảm. 5 8 7 7

Sai lệch thông tin khách hàng giữa hồ sơ tín dụng và hệ thống T24 do cán bộ tín dụng tự ý sửa đổi (lãi suất, ngày

đến hạn) 18 12 7 6

Huy động vốn

Giấy lĩnh tiền, giấy nộp tiền của khách hàng không có chữ

ký của người rút tiền. 72 40 50 31

Giao dịch viên, KSV tự thực hiện giao dịch trên tài khoản

của chính mình.

3 2 0 0

Thực hiện phê duyệt giao dịch vượt hạn mức. 4 3 2 2

Chuyển tiền

Phê duyệt giao dịch vượt hạn mức -0- -0- ~τ^

Hạch toán sai số tiền chuyển 8 6 5 4

Ngân quỹ

Thực hiện giao dịch trên tài khoản khách hàng không đúng quy định 1 1 3 2 Tổng sổ lỗi I2 6^ ~8 T - 85 ~6 2^

Năm Giá trị tổn thất danh nghĩa Chi phí

gia tăng Các giá trị giảm trừ

Giá trị tổn thất thực tế Chi phí phục hồi Bảo hiểm Cán bộ tự bù đắp Khách hàng hoàn trả Giảm trừ khác 2013 57 57 2014 102 2 100 0 2015 19 4 15 0 2016 27 20 7

Nguồn: Báo cáo kiểm toán nội bộ Sacombank - Chi nhánh Thăng Long

Có thể thấy, các lỗi trong quá trình tác nghiệp có mức độ rủi ro cao đã giảm dần qua các năm. Năm 2016 tổng số lỗi có mức độ rủi ro cao là 62 lỗi, giảm 27% so với năm 2015, giảm 28% so với năm 2014 và giảm 51% so với năm 2013. Nhìn

45

chung, công hạn chế rủi ro tại chi nhánh thực hiện khá hiệu quả, rủi ro có mức độ cao được kiểm soát tốt và giảm dần qua các năm.

- Dựa trên tiêu chí về tổn thất xảy ra: Giá trị tổn thất hàng năm là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả công tác hạn chế rủi ro hoạt động. Sau đây là số liệu thống kê giá trị tổn thất của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long qua các năm từ 2013 đến 2016.

Bảng 2. 5: Bảng giá trị tổn thất tại Sacombank - Chi nhánh Thăng Long từ năm 2013 đến năm 2016

Nguồn: Báo cáo kiểm toán nội bộ Sacombank - Chi nhánh Thăng Long

Giá trị tổn thất của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long qua các năm từ 2013 đến 2016 ở mức thấp, bình quân là 16 triệu đồng/năm, cao nhất là năm 2013 với giá trị tổn thất 57 triệu đồng, năm 2014 và 2015 không bị tổn thất do khách hàng hợp tác. Đa số các năm 2013 đến 2016 tổn thất chỉ ở mức rất thấp.

Đây là sự cố lớn nhất và có liên quan đến vấn đề nghiệp vụ hạch toán của cán bộ. Giao dịch viên thực hiện chi tiền mà chưa kiểm tra tài khoản của khách hàng có đủ số dư hay không, mà chỉ chi theo Séc do khách hàng cung cấp.

Tóm lại qua số liệu tổn thất các năm từ 2013 đến 2016 cho thấy công tác hạn chế

rủi ro hoạt động của chi nhánh là hiệu quả, giá trị tổn thất xảy ra ở mức thấp.

2.3.2. Đánh giá kết quả công tác hạn chế rủi ro hoạt động

- Những mặt tích cực:

Hệ thống Sacombank nói chung và Sacombank - Chi nhánh Thăng Long nói riêng thường xuyên chỉnh sửa quy trình, quy định căn cứ trên nội dung kiến nghị của các chi nhánh, phòng ban nghiệp vụ và các điểm giao dịch. Tại chi nhánh có Tổ tự kiểm tra chấn chính làm đầu mối phối hợp các phòng ban có liên quan giải thích các đề xuất, kiến nghị của các phòng ban trong quá trình tác nghiệp, trong đó có ghi rõ ý kiến nào được tiếp thu, chỉnh sửa, ban nào làm đầu mối thực hiện chỉnh sửa, có thời gian hoàn thành cụ thể hoặc ý kiến nào không chỉnh sửa, có nêu lý do để các chi nhánh biết, thực hiện. Ví dụ như đối với công tác định giá tài sản đảm bảo, từ các quy định và hướng dẫn của Hội sở, chi nhánh thực hiện trao đổi hướng dẫn cụ thể đến các phòng ban có liên quan để phối hợp thực hiện.

Sacombank đã ban hành chính sách quản lý rủi ro hoạt động (quyết định 465/2012/QĐ-HĐQT ngày 30/2/2012) nhằm đảm bảo điều chỉnh thống nhất công tác quản lý rủi ro hoạt động trong toàn hệ thống, đồng thời quy định chức năng, trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong công tác quản lý rủi ro hoạt động. Để thực hiện theo quy định của hệ thống, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long thực hiện hướng dẫn và quán triệt đến từng cá nhân tại chi nhánh.

+ về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ: Sacombank - Chi nhánh Thăng Long tổ chức tự đào tạo và đào tạo tập trung theo chương trình của toàn hàng đối với đội ngũ cán bộ tham gia bán lẻ, bán chéo sản phẩm, đào tạo kỹ năng mềm (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, giải quyết mâu thuẫn, phân tích...) để tăng cường nhận thức, kỹ năng, khả năng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Các lóp đào tạo này được tổ chức thường xuyên vào thứ bảy hàng tuần và diễn ra luân phiên trong năm. Ngoài giảng viên là cán bộ của chi nhánh, còn có các chuyên gia chuyên sâu trong các lĩnh vực này.

Sacombank - Chi nhánh Thăng Long tổ chức kiểm tra trình độ giao dịch viên trực tuyến, kiểm tra trình độ giao dịch viên thanh toán quốc tế, kiểm soát viên thanh toán quốc tế để làm căn cứ giao hạn mức cho cán bộ.

+ về tổ chức, phân công trách nhiệm: Có phân công trách nhiệm rõ ràng: chi

nhánh giao Tổ tự kiểm tra chấn chỉnh làm đầu mối triển khai, theo dõi và giám sát trong

toàn chi nhánh, cũng như đo lường, thống kê, thực hiện các báo cáo dấu hiệu rủi ro hoạt

động, sự cố rủi ro hoạt động tại chi nhánh.

+ Ve thiết bị, công nghệ: Có trang bị camera ở các bộ phận giao dịch, các phòng nghiệp vụ, các điểm đặt ATM.

Quản lý việc thực hiện hạn mức thông qua cài đặt hạn mức qua hệ thống máy tính. Ngoài việc để lại bằng chứng về người tham gia giao dịch trên hệ thống dữ liệu máy tính thông qua mã người sử dụng chương trình từ người nhập, người duyệt...trên chứng từ giao dịch có in ngày giờ giao dịch, người thực hiện, người kiểm soát để tiện đối chiếu, kiểm soát giữa thông tin trên hệ thống dữ liệu với thông tin giao dịch thực tế trên chứng từ.

- Những hạn chế trong công tác:

+ về quy trình, quy định: Chưa ban hành quy chế luân chuyển gắn với đào tạo vì khi luân chuyển cán bộ bên cạnh mặt được là cán bộ biết nhiều việc, hạn chế lợi dụng mối quan hệ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ để thực hiện ý đồ không tốt, ảnh hưởng đến uy tín, vật chất của ngân hàng thì khi cán bộ mới được luân chuyển chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, thao tác chưa chính xác, chưa thành thục... dễ dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp.

+ Về tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền: Nhận thức về công tác hạn chế rủi ro hoạt động đối với các cấp đặc biệt là lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng tại chi nhánh chưa được đầy đủ, ở một số nơi, một số phòng ban chưa nhận rõ vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện công tác hạn chế rủi ro hoạt động

+ Về công nghệ: Do chỉ cấp quyền cho người sử dụng trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện nghiệp vụ nên bên cạnh ưu điểm là bảo mật, hạn chế rủi ro thì đối với cán bộ được phân công nhiệm vụ kiểm tra tại chi nhánh khi thực hiện kiểm tra phải đăng ký quyền sử dụng dẫn đến việc kiểm tra, giám sát không được thường xuyên, đến khi sai sót xảy ra mới khắc phục, chưa phòng ngừa được rủi ro.

Chương trình quản lý dữ liệu đôi khi còn bị lỗi, dung lượng đường truyền thấp, chưa cung cấp số liệu kịp thòi phục vụ yêu cầu quản trị điều hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thực trạng Rủi ro hoạt động và công tác hạn chế Rủi ro hoạt động tại Sacombank đã được tác giả nêu rõ và đánh giá qua việc phân tích số liệu về Rủi ro hoạt động toàn hệ thống trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016 trong Chương 2. Từ đó, ta có những đánh giá điểm mạnh và những điểm còn yếu và nguyên nhân của những điểm yếu đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QTRR hoạt động tại Sacombank - Chi nhánh Thăng Long trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNGTÍN - CHI NHÁNHTHĂNG LONG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT

ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒNTHƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH

THĂNG LONG

3.1.1. Phương hướng phát triển của Sacombank* Tổng quan chiến lược Sacombank: * Tổng quan chiến lược Sacombank:

Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2015- 2020 tiếp tục kiên định với mục tiêu “trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Khu vực” và theo định hướng hoạt động hiệu quả - an toàn - bền vững.

Với tầm nhìn đó , để hoàn thành sứ mệnh “không ngừng phát triển nhằm cung ứng đến khách hàng những giải pháp tài chính trọn gói , đa tiện ích, thiết thực với giá thành hợp lý để không ngừng tối đa hóa giá trị gia tăng của khách hàng, cổ đông, mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho nhân viên ; đồng thời, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và cộng đồng” , chiến lược của Sacombank thời kỳ 2015 - 2020 đã xác lập 5 giá trị cốt lõi phải đảm bảo tuân thủ:

(i) Tiên phong

(ii) Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo (iii) Cam kết với mục tiêu chất lượng

(iv) Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội (v) Tạo dựng sự khác biệt.

Căn cứ vào chiến lược phát triển của Sacombank, định hướng phát tiển của ngành Ngân hàng và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đã đề ra phương hướng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng như sau:

- về chất lượng nguồn nhân lực: Mục tiêu số lượng cán bộ nhân viên đến năm 2020 là 170 người. Theo đó, tăng cường tuyển dụng những nhân sự giỏi có năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nội bộ; phát hiện nhân sự giỏi nội bộ, đào tạo chuẩn bị cho

nhân sự kế thừa; xây dựng các chính sách tuyển dụng , đào tạo và phát triển nhằm ổn định nhân sự, duy trì tỷ lệ nhân sự nghỉ việc dưới 10%/năm.

- Ve chất lượng công nghệ ngân hàng: Công nghệ thông tin đóng vai trò rất lớn trong việc tăng trưởng kinh doanh. Theo định hướng phát triển của một ngân hàng hiện đại, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long cần phải thực thi chiến lược công nghệ mạnh cho thời kỳ 2011 - 2020 nhằm: Tăng năng suất làm việc của nhân viên tác nghiệp và đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại như các ngân hàng quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến qua việc liên tục hoàn thiện, bổ sung và nâng cấp hệ thống lõi ngân hàng T24; Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý của Ngân hàng, qua việc triệt để khai

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 023 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w