Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại và Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 31)

Hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh là yêu cầu cần thiết của các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, tài chính thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các vấn đề rủi ro ngân hàng có thể gặp phải ngày càng nhiều hơn. Điều đó đòi hỏi các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng đưa ra các giải pháp để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro đó để tối đa lợi nhuận, nâng cao uy tín và mở rộng hoạt động.

Đúc kết những bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng, đã mang lại bài học kinh nghiệm về hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh cho các NHTM Việt Nam cũng như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đó là:

Hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh

Do hoạt động cấp bảo lãnh liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều đối tượng của giao dịch kinh tế, do đó cần phải có một khung pháp lý rõ ràng quy định đối với hoạt động này. Dựa trên cơ sở quy định về cấp bảo lãnh của NHNN, bản thân các NHTM cũng cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể về chính sách cấp bảo lãnh, trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt và quản lý theo dõi liên quan đến các bảo lãnh đã phát hành. Có như vậy hoạt động bảo lãnh mới có quy củ, vừa an toàn cho các chủ thể tham gia, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, lại vừa hỗ trợ đắc lực cho các giao dịch kinh tế.

Nâng cao trình độ cán bộ

Nhân viên thực hiện nghiệp vụ là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hoạt động dịch vụ và hạn chế tối đa rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn vững vàng, thực hiện tốt nghiệp vụ, sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị và thái độ phục vụ nhiệt tình. Hơn nữa, các cán bộ chuyên trách cần thường xuyên thu

thập thông tin, văn bản luật mới nhất về hoạt động bảo lãnh và các hoạt động khác có liên quan, cần am hiểu các quy tắc, thông lệ quốc tế.

Nâng cao chất lượng thẩm định, thận trọng trong giao dịch với khách hàng

Để đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ bảo lãnh, giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra, đòi hỏi các NHTM cần phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Việc thẩm định phải đi sâu xem xét các khía cạnh của khách hàng đề nghị cấp bảo lãnh. Nên rà soát lại khách hàng tại các địa bàn kinh doanh, đảm bảo sàng lọc những khách hàng tốt, có tiềm năng phát triển trong tương lai để cung cấp dịch vụ. Có như vậy mới đưa ra quyết định cấp bảo lãnh đúng đắn nhất.

Trong hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, các thủ đoạn lừa đảo của khách hàng ngày càng tinh vi, phức tạp. Ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, xem xét kỹ các chứng từ , kiểm tra xem có dấu hiệu lừa đảo hay giả mạo không, thường xuyên cập nhật những bài học kinh nghiệm về rủi ro bảo lãnh đã xảy ra trong nước và quốc tế.

Ket luận chương 1

Toàn bộ chương 1 đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận bảo lãnh ngân hàng và rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về bảo lãnh gồm: Khái niệm,

chức năng, đặc điểm và phân loại bảo lãnh ngân hàng.

Thứ hai, trình bày những vấn đề về rủi ro bảo lãnh, đưa ra các rủi ro thường

gặp và nguyên nhân gây ra rủi ro.

Thứ ba, trình bày kinh nghiệm của một số nước có hoạt động hiệu quả trong

lĩnh vực bảo lãnh để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.

Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở lý luận có tính nền tảng để khóa luận đi sâu phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được đề cập ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với chức năng chủ yếu ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 654/QĐ- TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo Kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục Đầu tư (trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một Ngân hàng Thương mại, BIDV đã thực hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. Những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên BIDV đã góp phần tích cực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; khẳng định vai trò và vị trí của BIDV trong hoạt động ngân hàng; và đặc biệt, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Qua 58 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Cho đến nay, ngân hàng đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính với những tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ cũng như những mục tiêu hoạt động tương ứng:

• Ngày 26/4/1957, thành lập với tên gọi là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam

Khói NHBB ▼ K. BL&ML ▼ B-QHKHDN B-PTNHBL B- Đáu tư B-QLCN B-DCTC TT thẻ B.PTSP&TTT M K.Tác nghiệp TTTT

• Từ 1990 đến 27/4/2012, mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

• Từ 27/4/2012 đến nay, chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan, thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động - là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, BIDV là một trong ba ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng nhất Việt Nam. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, ngân hàng đã có 126 chi nhánh và 1 sở giao dịch, 584 phòng giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm/điểm giao dịch và hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Không những vậy, ngân hàng còn liên tiếp mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC... Bên cạnh đó còn thiết lập các liên doanh với các nước như: Malaysia, Lào, Nga, Mỹ, Singapore.

BIDV thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ, ngân hàng theo quy định của pháp luật, phục vụ các thành phần kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước: Huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Với định hướng xây dựng BIDV trở thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt nam, để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tiếp tục triển khai đổi mới, tăng vốn điều lệ và mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại hóa công nghệ và phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng mới.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý BIDV

K.KDV&TT B. KDV&TT K-QLRR ⅜ B-QLRRTD B.QLRRTT&TN B-QLTD

~~1 _ K.HÔtrợ ▼ Văn phòng B-TCCB B-KHPT B- Pháp chế B- Công nghẹ B. QLTSNN B.QLCTP.Bắc B-QLCTP-Nam VP.CĐoàn VP- Đảng ùy ¾ K-TC-KT ▼ B- Kế toán B- Tài ch(nh B. MIS&ALCO

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tiền gửi và vay từ

Chính phủ và

NHNN

11.429 2,86% 16.496 3,62% 20.121 3,40%

Tiền gửi và vay các TCTD khác

39.858 9,98% 47.611 10,46% 86.255 14,59% Tiền gửi của khách

hàng 303.949 76,12% 339.665 74,60% 441.236 74,61% Phát hành giấy tờ có giá 28.116 7,04% 33.314 7,32% 20.087 3,40% Tiền vay BHXH 15.973 4% 18.212 4% 23.654 4% Tổng 399.325 100% 455.298 100% 591.353 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDVnăm 2014

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam Việt Nam

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của một NHTM. Càng ngày sức nóng cạnh tranh về huy động vốn càng gia tăng thể hiện tầm quan trọng của hoạt động này đối với tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, BIDV đã chú trọng và

28

thực hiện tốt công tác huy động vốn với chiến lược huy động vốn kịp thời, xác định nhóm khách hàng mục tiêu, kịp thời điều chỉnh những biến động của thị trường thông qua chính sách điều chỉnh lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với các chương trình ưu đãi nhằm ổn định nguồn vốn, thu hút khách hàng.

Nhằm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từ đầu năm 2013, NHNN đã nhiều lần cắt giảm trần lãi suất huy động, trong điều kiện các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán kém hấp dẫn và chứa đựng nhiều rủi ro, từ đầu năm 2012, huy động vốn trên thị trường 1 thuận lợi, tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng đã giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc gia tăng về quy mô một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, BIDV đã tích cực triển khai các biện pháp để tái cơ cấu nguồn vốn, tăng tính ổn định của nguồn vốn. Các chiến lược huy động vốn của BIDV luôn đảm bảo tính linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, tuân thủ đúng quy định của NHNN.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2012 -2014

Tổng tiền gửi khách hàng (tỷ

đồng) 303.060 338.902 440.472

1 Phân theo khách hàng (%)

Hộ kinh doanh, cá nhân 57,77% 59,94% 56,42%

Tổ chức kinh tế, đối tượng khác 42,23% 40,06% 43,58% 2 Phân theo kỳ hạn (%)

Không kỳ hạn 17,51% 18,4% 17,83%

Có kỳ hạn 81,55% 80,99% 81,75%

Tiền gửi vốn chuyên dùng 0,94% 0,60% 0,42%

29

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDVcác năm 2012-2014

Tại thời điểm 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 455.298 tỷ đồng, tăng 14,02% so với năm 2012. Đến hết năm 2014, tổng nguồn vốn huy động là 591.353 tỷ đồng, tăng 29,88% so với năm 2013, vượt xa mức tăng trưởng năm 2013 do BIDV đã nổ lực gia tăng nguồn vốn thông qua các biện pháp marketing, chiến lược sản phẩm và khách hàng phù hợp của BIDV. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn huy động có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi và vay các TCTD khác, từ mức 9,98% so với tổng nguồn vốn năm 2012 lến đến 14,59% năm 2014. Tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng trung bình đạt 75,11% trong giai đoạn 2012-2014, duy trì mức độ tăng trưởng ổn định hàng năm.

Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng dư nợ 339.924 391.035 439.070

Trong đó cơ cấu dư nợ theo thời gian

Ngắn hạn 190.035 55,91% 220.539 56,40% 256.607 58,44% Trung dài hạn 149.889 44,09% 170.496 43,60% 182.463 41,56% Nợ xấu 9.161 2,70% 8.839 2,26% 9.057 2,06% Trích lập dự phòng 5.915 6.145 6.623

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDVcác năm 2012 - 2014

Tỷ trọng tiền gửi khách hàng dân cư trong tổng tiền gửi khách hàng trung bình qua 3 năm là 58,04%, luôn chiếm tỷ trọng cao trong các năm. Điều này thể hiện BIDV thực hiện thành công chiến lược thu hút vốn theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chú trọng phát triển các khách hàng là DNVVN, khách hàng cá nhân. Tỷ trọng huy động vốn của nhóm tổ chức kinh tế và đối tượng khác trong tổng tiền gửi khách hàng có xu hướng tăng vào năm 2014 do hoạt động các doanh nghiệp có khởi sắc, có nguồn tiền mặt nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Huy động tiền gửi khách hàng chủ

30

yếu là tiền gửi có kỳ hạn với tỷ trọng cao, tăng từ 81,55% năm 2012 lên 81,75% vào năm 2014.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Hoạt động chính của ngân hàng là đi vay và cho vay, vì thế ngân hàng luôn quan tâm phát triển hoạt động tín dụng. Đây là nhân tố tác động rất lớn tới nguồn thu nhập của ngân hàng, tạo các mối quan hệ khách hàng cũng như vị thế ngân hàng trên thị trường. Trong 3 năm qua, công tác tín dụng của ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể. Đối với BIDV, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển đồng thời đây là hoạt động thu lãi quan trọng trong tổng doanh thu.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2012-2014

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam trong giai đoạn 2012-2014 có sự biến động. Năm 2012 dư nợ là 339.924 tỷ đồng, sang đến năm 2011 là 391.035 tỷ đồng, tăng 15,04% so với 2012. Như vậy có sự tăng trưởng khá lớn về dư nợ tín dụng, đến năm 2014 tổng dư nợ tăng đến 439.070 tỷ đồng, so với 2013 tăng 12,28%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, hơn 55% tổng dư nợ. Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các công ty TNHH, công ty cổ phần và hộ kinh doanh, cá nhân; tập trung cho vay các ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa

ô tô, xe máy và công nghiệp chế biến, chế tạo. BIDV cũng thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hướng tới hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) luôn giữ ở mức an toàn và có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 2,7% năm 2012 xuống còn 2,06% tổng dư nợ năm 2014.

BIDV xác định tăng trưởng tín dụng phải gắn với nhiệm vụ huy động vốn đồng thời phát triển dịch vụ. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Do đó, hoạt động trích lập dự phòng được ngân hàng chú trọng; tổng trích lập dự phòng tăng dần qua các năm từ 5.915 tỷ đồng năm 2012 lên đến 6.623 tỷ đồng năm 2014. Như vậy, thông qua bản số liệu có thể thấy rằng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w