Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 37 - 43)

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của một NHTM. Càng ngày sức nóng cạnh tranh về huy động vốn càng gia tăng thể hiện tầm quan trọng của hoạt động này đối với tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, BIDV đã chú trọng và

28

thực hiện tốt công tác huy động vốn với chiến lược huy động vốn kịp thời, xác định nhóm khách hàng mục tiêu, kịp thời điều chỉnh những biến động của thị trường thông qua chính sách điều chỉnh lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với các chương trình ưu đãi nhằm ổn định nguồn vốn, thu hút khách hàng.

Nhằm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từ đầu năm 2013, NHNN đã nhiều lần cắt giảm trần lãi suất huy động, trong điều kiện các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán kém hấp dẫn và chứa đựng nhiều rủi ro, từ đầu năm 2012, huy động vốn trên thị trường 1 thuận lợi, tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng đã giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc gia tăng về quy mô một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, BIDV đã tích cực triển khai các biện pháp để tái cơ cấu nguồn vốn, tăng tính ổn định của nguồn vốn. Các chiến lược huy động vốn của BIDV luôn đảm bảo tính linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, tuân thủ đúng quy định của NHNN.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2012 -2014

Tổng tiền gửi khách hàng (tỷ

đồng) 303.060 338.902 440.472

1 Phân theo khách hàng (%)

Hộ kinh doanh, cá nhân 57,77% 59,94% 56,42%

Tổ chức kinh tế, đối tượng khác 42,23% 40,06% 43,58% 2 Phân theo kỳ hạn (%)

Không kỳ hạn 17,51% 18,4% 17,83%

Có kỳ hạn 81,55% 80,99% 81,75%

Tiền gửi vốn chuyên dùng 0,94% 0,60% 0,42%

29

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDVcác năm 2012-2014

Tại thời điểm 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 455.298 tỷ đồng, tăng 14,02% so với năm 2012. Đến hết năm 2014, tổng nguồn vốn huy động là 591.353 tỷ đồng, tăng 29,88% so với năm 2013, vượt xa mức tăng trưởng năm 2013 do BIDV đã nổ lực gia tăng nguồn vốn thông qua các biện pháp marketing, chiến lược sản phẩm và khách hàng phù hợp của BIDV. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn huy động có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi và vay các TCTD khác, từ mức 9,98% so với tổng nguồn vốn năm 2012 lến đến 14,59% năm 2014. Tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng trung bình đạt 75,11% trong giai đoạn 2012-2014, duy trì mức độ tăng trưởng ổn định hàng năm.

Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng dư nợ 339.924 391.035 439.070

Trong đó cơ cấu dư nợ theo thời gian

Ngắn hạn 190.035 55,91% 220.539 56,40% 256.607 58,44% Trung dài hạn 149.889 44,09% 170.496 43,60% 182.463 41,56% Nợ xấu 9.161 2,70% 8.839 2,26% 9.057 2,06% Trích lập dự phòng 5.915 6.145 6.623

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDVcác năm 2012 - 2014

Tỷ trọng tiền gửi khách hàng dân cư trong tổng tiền gửi khách hàng trung bình qua 3 năm là 58,04%, luôn chiếm tỷ trọng cao trong các năm. Điều này thể hiện BIDV thực hiện thành công chiến lược thu hút vốn theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chú trọng phát triển các khách hàng là DNVVN, khách hàng cá nhân. Tỷ trọng huy động vốn của nhóm tổ chức kinh tế và đối tượng khác trong tổng tiền gửi khách hàng có xu hướng tăng vào năm 2014 do hoạt động các doanh nghiệp có khởi sắc, có nguồn tiền mặt nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Huy động tiền gửi khách hàng chủ

30

yếu là tiền gửi có kỳ hạn với tỷ trọng cao, tăng từ 81,55% năm 2012 lên 81,75% vào năm 2014.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Hoạt động chính của ngân hàng là đi vay và cho vay, vì thế ngân hàng luôn quan tâm phát triển hoạt động tín dụng. Đây là nhân tố tác động rất lớn tới nguồn thu nhập của ngân hàng, tạo các mối quan hệ khách hàng cũng như vị thế ngân hàng trên thị trường. Trong 3 năm qua, công tác tín dụng của ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể. Đối với BIDV, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển đồng thời đây là hoạt động thu lãi quan trọng trong tổng doanh thu.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2012-2014

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam trong giai đoạn 2012-2014 có sự biến động. Năm 2012 dư nợ là 339.924 tỷ đồng, sang đến năm 2011 là 391.035 tỷ đồng, tăng 15,04% so với 2012. Như vậy có sự tăng trưởng khá lớn về dư nợ tín dụng, đến năm 2014 tổng dư nợ tăng đến 439.070 tỷ đồng, so với 2013 tăng 12,28%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, hơn 55% tổng dư nợ. Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các công ty TNHH, công ty cổ phần và hộ kinh doanh, cá nhân; tập trung cho vay các ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa

ô tô, xe máy và công nghiệp chế biến, chế tạo. BIDV cũng thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hướng tới hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) luôn giữ ở mức an toàn và có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 2,7% năm 2012 xuống còn 2,06% tổng dư nợ năm 2014.

BIDV xác định tăng trưởng tín dụng phải gắn với nhiệm vụ huy động vốn đồng thời phát triển dịch vụ. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Do đó, hoạt động trích lập dự phòng được ngân hàng chú trọng; tổng trích lập dự phòng tăng dần qua các năm từ 5.915 tỷ đồng năm 2012 lên đến 6.623 tỷ đồng năm 2014. Như vậy, thông qua bản số liệu có thể thấy rằng BIDV luôn chú trọng đảm bảo an toàn hoạt động cũng như chất lượng các khoản tín dụng.

Song, trong thực tế, Thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 21/1/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18/3/2014 sửa đổi một số điều của Thông tư 02, liên quan đến việc phân loại tài sản, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD đã có tác động không nhỏ tới hoạt động của các TCTD. Ngân hàng chịu áp lực về tăng cao chi phí trích lập dự phòng. Doanh nghiệp có nợ xấu không được đi vay tại ngân hàng khác dẫn đến không thể tiếp tục hoạt động và không có tiền trả nợ. NHTM không thu hồi được nợ cũng sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ. Vốn ra nền kinh tế ngày càng ít, tác động tiêu cực đối với quá trình hồi phục nền kinh tế. Vậy nên, để khắc phục các áp lực đó từng bước, ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng phải tăng dần trích lập dự phòng, nâng dần tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/tổng dư nợ để cải thiện nguồn tiền nhắm đối phó và xử lý nợ xấu sau này.

2.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh khác

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như dịch vụ trả lương tự động, Internet Banking, Home Banking, ATM, POS, BSMS,... Đặc biệt là bộ dịch vụ của ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán phục vụ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, trung tâm lưu ký chứng khoán, các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư chứng khoán.

BIDV là ngân hàng có lợi nhuận lớn trong những năm qua. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 2.919 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên gần 4.051 tỷ đồng và năm 2014 con số này là 4.986 tỷ đồng.

• Hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ bao gồm hoạt động thanh toán, hoạt động ngân quỹ, dịch vụ đại lý và dịch vụ khác. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh của BIDV, được chú trọng phát triển và khẳng định được chất lượng đối với khách hàng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng dần qua các năm. Năm 2012, lãi thuần đạt 1.440 tỷ đồng và tăng lên đến 1.567 tỷ đồng năm 2013, năm 2014 ngân hàng thu được gần 1.803 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ.

• Kinh doanh vàng và ngoại hối: Ngân hàng chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ, kinh doanh chênh lệch tỷ giá và thu lãi đáng kể từ hoạt động này. Năm 2012 lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối là 302 tỷ đồng và đạt 265 tỷ đồng năm 2014.

• Hoạt động mua bán chứng khoán: ngân hàng thực hiện mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư tìm kiếm chênh lệch giá. Từ năm 2012-2014, hoạt động này mang lại cho BIDV nguồn lãi khá lớn. Năm 2013, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đạt gần 1390 tỷ đồng và đạt 1029 tỷ đồng năm 2014.

• Nghiệp vụ bảo lãnh: xin trình bày cụ thể ở phần 2.2 khóa luận này.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá ổn định và ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao, điều đó giúp ngân hàng có những mối quan hệ tín dụng ổn định lâu dài với các đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Mặc dù giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn, bất ổn, song BIDV đã hoạt động kinh doanh tốt với các mức tăng trưởng ấn tượng, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước và vượt mức kế hoạch đã đặt ra.

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV các năm 2010-2014

Qua biểu đồ trên ta thấy trong những năm kinh tế khó khăn và đầy thử thách, BIDV vẫn giữ được lợi nhuận tăng và ổn định qua các năm. Năm 2012 là một năm nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đứng trước vấn đề nợ xấu cao. Song lợi nhuận trước thuế của BIDV trong năm này vẫn đạt mức cao và tăng so với năm trước. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế tăng 965 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 22,31% so với năm 2012. Đặc biệt khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc hơn trong năm 2014, BIDV đã chứng tỏ được vị trí của mình khi lợi nhuận trước thuế đạt ở mức cao là 6297 tỷ đồng, tăng 19,04% so với năm 2013. Đây là những con số rất đáng tự hào sau nhiều nỗ lực của hệ thống BIDV. Như vậy, trong những năm khó khăn, hoạt động của ngân hàng đã tạo được những thành tựu mang tính bứt phá và làm tiền đề tốt để tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo.

2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w