3.3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý
NHNN cần rà soát lại các văn bản chống chéo, thiếu đồng bộ và không còn phù hợp với thực tế để hệ thống văn bản của ngành mang tính pháp lý cao. Bảo lãnh là một nghiệp vụ phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, liên quan đến cả cá đối tượng ngoài nước. Do vậy, NHNN cần xem xét, ban bố các quy định cụ thể về hình thức đồng bảo lãnh với các ngân hàng nước ngoài nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các Ngân hàng Việt Nam có thể tham gia đồng bảo lãnh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới một cách thuận tiện nhất, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước. Bên cạnh đó, NHNN tăng cường tiếp xúc, đệ trình những khó khăn, vướng mắc lên Chính phủ - Quốc hội nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ tháo gỡ, thảo luận về các văn bản pháp luật ban hành.
NHNN cần chủ động hợp tác hơn nữa với các cơ quan chức năng để triển khai có hiệu quả việc thực hiện các Thông tư hướng dẫn liên bộ, đồng thời phối hợp với các Bộ tư pháp, Bộ tài chính, Bộ công an,... nhằm sửa đổi, bổ sung, ban hành những văn bản quy phạm hoàn thiện hơn, phát huy tác dụng trong thực tiễn đời sống.
3.3.2.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, từ đó đưa ra phương án xử lý triệt để, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Các hoạt động thanh tra phải được tiến hành hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ để không gây ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Việc thanh tra phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ tránh trường hợp khi nào xảy ra sự cố ở một bộ phận nào đó thì mới tiến hành kiểm tra, như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề kịp thời. Bên cạnh việc tiến hành thanh tra thì công việc đào tạo cho đội ngũ thanh tra cũng rất quan trọng. Để thực hiện một cách trung thực khách quan thì đội ngũ thanh tra phải được nâng cao trình độ thường xuyên và phải luôn nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
NHNN đóng vai trò là đầu tàu để hướng dẫn cho các ngân hàng trong hệ thống được hoạt động thuận lợi hơn. Vì thế song song với việc kiểm tra, giám sát, việc hỗ trợ của NHNN sẽ giúp ích rất nhiều tới định hướng kinh doanh của các ngân hàng.
3.3.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
Một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện hạn chế rủi ro tốt nhất là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh của các TCTD càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là điều rất cần thiết. Thông tin tín dụng phải được phản ánh
đầy đủ các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD. Bên cạnh đó, cần
chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin được thông suốt, kịp thời.
NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đưa ra những quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin
Ket luận chương 3
Trên cơ sở đưa ra những lý luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở chương 1, phân tích những rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở chương 2, chương 3 của khóa luận đã thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, đưa ra định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Thứ hai, đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại
tại ngân hàng để từ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước,
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi đưa ra giải pháp đồng bộ cho việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
KẾT LUẬN
Bảo lãnh ngân hàng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế. Bảo lãnh giúp các doanh nghiệp có được nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, cung ứng vốn, giúp doanh nghiệp có thể đổi mới máy móc thiết bị, từ đó nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời trên cơ sở đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế đã tạo cơ hội cho ngân hàng cơ hội phát triển hoạt động bảo lãnh, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng, góp phần làm tăng lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng. Song, hoạt động bảo lãnh phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, khiến ngân hàng gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh là việc làm cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.
Thông qua việc nghiên cứu nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khóa luận đã một phần chỉ ra được một số vấn đề sau:
- Làm rõ được cơ sở lý thuyết về bảo lãnh và rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
- Nghiên cứu, phân tích một cách tổng quan về thực trạng hoạt động bảo lãnh và rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong 3 năm 2012-2014. Từ đó đánh giá được những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế, rủi ro và nguyên nhân của những rủi ro, hạn chế đó.
- Trên cơ sở thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị nhắm hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu nhưng do còn nhiều hạn chế về hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
I. Tài liệu Tiếng Viêt
1. Quốc hội (2010) Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 2. Quốc hội (2005) Bộ Luật Dân sự Việt Nam số 33/2005/QH11
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012) Thông tư 28/TT-NHNN quy định về Bảo lãnh ngân hàng.
4. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013) Quyết định số 588/QĐ-HĐQT về Ban hành Quy chế bảo lãnh đối với khách hàng. 5. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2012, 2013, 2014.
6. NGƯT.TS.Tô Ngọc Hưng (2009) Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
7. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2011) Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
8. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009) Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê.
9. GS.TS Lê Văn Tề (2006) Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản thống kê.
10. TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2012) Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Nhà xuất bản Dân Trí.
11. Tập thể giảng viên bộ môn Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng (2013) Tài liệu học tập môn Tài trợ thương mại quốc tế.
12. TS.Nguyễn Minh Kiều, Trường Đại học Kinh tế TPHCM (2007) Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
13. Tạp chí Khoa học Đào tạo và Ngân hàng năm 2012-2014
14. Luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp năm 2013 của Học viện Ngân hàng 15. International Chamber of Commer (2010) Uniform Rules for Demand Guarantees 758
III. Website
16. Cổng Thông tinđiện tử NHNN Việt Nam: http://sbv.gov.vn
17. Cổng Thông tinđiện tử Bộ tài chính : http ://mof.gov.vn
18. Cổng Thông tinđiện tử Tổng cục Thống kê: http://gso.gov.vn
19. CổngThông tin điện tử phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
http://vcci.com.vn
20. Cổng Thông tin điện tử BIDV: http://bidv.com.vn
21. Báo điện tử: http ://vneconomy.vn