Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 43 - 45)

2.2.1 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam Việt Nam

2.2.1.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Quy tắc bảo lãnh hợp đồng URCG 325 do ICC ban hành năm 1978

- Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 458 do ICC ban hành năm 1992 - Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay URDG 758 do ICC ban hành năm 2010

- Công ước UCILTRAN về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng của Liên hợp quốc.

- Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 29/2/1997 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành kèm quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

- Quyết định số 263/QĐ-NH14 ngày 19/9/1998 của Thống đốc NHNN ban hành về việc sửa đổi một số điều của quy chế ban hành và tái bảo lãnh trong quyết định số 23/QĐ-NH14

- Thông tư số 28/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 3/10/2012 quy định về Bảo lãnh ngân hàng.

- Quyết định số 588/QĐ-HĐQT của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 25/4/2013 về Ban hành Quy chế bảo lãnh đối với khách hàng.

- Các văn bản khác có liên quan.

2.2.1.2 Đối tượng được Ngân hàng cấp bảo lãnh

Ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng là tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có đầy đủ điều kiện sau: Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; không thuộc đối tượng BIDV không được cấp bảo lãnh; đáp ứng đủ các quy định pháp luật hiện hành đối với những trường hợp khách hàng thuộc đối tượng hạn chế cấp bảo lãnh; nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp; có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ cam kết với các bên liên quan trong quan hệ bảo lãnh; có khả năng thực hiện biện pháp bảo đảm (nếu có) cho nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật và ngân hàng.

2.2.1.3 Điều kiện xét phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng

BIDV xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng đáp ứng những yêu cầu sau: Có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích yêu cầu ngân hàng bảo lãnh là hợp pháp, có năng lực tài chính và khả năng thực hiện nghĩa vụ trong cam kết bảo lãnh trong thời gian bảo lãnh, có đầy đủ tài sản bảo đảm theo quy định của ngân hàng.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

- Bảo lãnh tham gia dự thầu xây lắp, thực hiện hợp đồng thi công, bảo lãnh chất lượng công trình: Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề xây dựng theo đúng nghề nghiệp và phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của nhà nước. Neu là đơn vị trực thuộc tổ chức có giấy phép hành nghề thì phải có giấy ủy quyền của tổ chức đó.

Trường hợp các đơn vị liên doanh dự thầu thì một đơn vị phải làm đại diện để xin bảo lãnh cho liên doanh. Người đại diện phải kê khai rõ, đầy đủ các doanh nghiệp xây lắp tham gia liên doanh và các doanh nghiệp này phải có đủ điều kiện về đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề.

- Bảo lãnh để tham gia dự thầu, thực hiện các hợp đồng kinh tế (ngoài hợp đồng xây lắp), bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng kinh tế liên quan đến các lĩnh vực sản xuất thì doanh nghiệp phải có giấy phép hành nghề và giấy phép kinh doanh theo quy định của nhà nước như: đóng tàu, sản xuất rượu bia, thuốc lá, khai thác khoáng sản... phù hợp với nội dung xin bảo lãnh.

- Bảo lãnh tiền ứng trước:

Doanh nghiệp phải mở tài khoản tiền gửi sản xuất kinh doanh chính và tài khoản nhận tiền ứng trước tại BIDV, doanh nghiệp phải chịu sự quản lý giám sát của BIDV về việc sử dụng đúng mục đích của khoản ứng trước này.

- Bảo lãnh thanh toán, BIDV chỉ bảo lãnh việc bảo đảm thanh toán khi ngân hàng nắm chắc về khả năng, nguồn vốn thanh toán của doanh nghiệp xin bảo lãnh.

- Bảo lãnh hoàn trả vốn vay:

Trước mắt các chi nhánh BIDV chỉ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn có tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh tại chính ngân hàng. Trường hợp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn có tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại NHTM và các TCTD khác thì chi nhánh phải báo cáo và gửi hồ sơ lên hội sở chính xem xét cho ý kiến trước khi thực hiện.

2.2.1.4 Hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh của khách hàng

Khi có nhu cầu được bảo lãnh, khách hàng phải gửi cho chi nhánh của BIDV hồ sơ chung đề nghị bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh gồm các tài liệu: giấy đề nghị bảo lãnh theo mẫu của BIDV; hồ sơ pháp lý về khách hàng gồm tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, tư cách pháp nhân, thẩm quyền của người đại diện khách hàng; hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của bên được bảo lãnh; hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh. Bên cạnh đó, với từng loại bảo lãnh, yêu cầu hồ sơ áp dụng riêng.

- Đối với bảo lãnh đối ứng: các hồ sơ theo quy định như trường hợp BIDV trực tiếp phát hành cam kết bảo lãnh.

- Đối với xác nhận bảo lãnh: là các hồ sơ, tài liệu liên quan đối với bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh.

- Đối với trường hợp BIDV tham gia đồng bảo lãnh: ngoài các hồ sơ bao lãnh như trường hợp BIDV phát hành trực tiếp thì có thêm công văn mời đồng bảo lãnh của tổ chức tín dụng đầu mối.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w