3.2.2.1 Tăng cường nhân sự cho bộ phận thẩm định, đảm bảo giải quyết công tác phát sinh hiệu quả., kịp thời.
Các chi nhánh cần có sự tăng cường nhân sự cho phòng thẩm định, đảm bảo tỷ lệ định biên số lượng chuyên viên thẩm định/số lượng chuyên viên quan hệ khách hàng lên 1:3
Đối với vị trí thẩm định, nên ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có kinh nghiệm, ứng viên nam góp phần đẩy nhanh thời gian thẩm định, giảm bớt thời gian công việc bị đình trệ vì lý do cá nhân.
3.2.2.2 Tổ chức công tác thẩm định thực sự khoa học, hiệu quả
Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận rủi ro có một khoản tín dụng bắt buộc nếu khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng gốc và ngân hàng phải trả thay. Do đó, ngân hàng hay cụ thể là các chi nhánh cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh. Nếu như ban đầu ngân hàng không thẩm định kỹ lưỡng tình hình tài chính, phương án kinh doanh và uy tín của khách hàng thì sẽ dẫn đến nguy cơ cao là ngân hàng phải thanh toán thay. Thẩm định trong hoạt động bảo lãnh cũng tương tự như thẩm định trong việc cấp tín dụng, đều phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như: tư cách pháp nhân, tình hình hoạt động kinh doanh, hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh và khả năng về tài chính, tài sản đảm bảo, đặc biệt là dự án mà nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng có liên quan trực tiếp.
Các chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban nghành như cơ quan Thuế, Sở Kế hoach và Đầu tư... để nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, các dữ liệu thông tin khách hàng, ngân hàng có thể thu thập qua các tổ chức kiểm toán, các công ty tư vấn, các luật sư và phương
tiện thông tin đại chúng. Ví dụ, qua cơ quan thuế thì ngân hàng sẽ loại bỏ được những khách hàng xấu như trốn và nợ thuế. Tổ chức và khai thác một cách có hiệu quả công tác thông tin tín dụng của NHNN nhằm nằm bắt thông tin về tình hình quan hệ tín dụng, năng lực tài chính, hồ sơ pháp lý,. để phòng tránh các rủi ro xảy ra do thiếu thông tin, thông tin bất cân xứng. Một yếu tố cũng rất quan trọng, liên quan đến nguồn trả nợ của khách hàng, đó chính là tài sản đảm bảo. Đối với BIDV, các khoản bảo lãnh với hình thức đảm bảo là tài sản thế chấp chiếm tỷ trọng khá lớn. Do đó, việc thẩm định tài sản đảm bảo đối với ngân hàng là rất quan trọng. Thẩm định tài sản đảm bảo cần thiết phải có một bộ phận chuyên gia thẩm định hoặc thuê chuyên gia để thẩm định, đánh giá chính xác nhất giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đẻ đưa ra quyết định chấp nhận những tài sản nào có thể đảm bảo và định giá chính xác giá trị tài sản. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của tài sản để đảm bảo giá tị tài sản không bị giảm sút.
Hiện nay, theo quy trình tín dụng của BIDV, luồng công việc giữa các bộ phận chức năng chưa thực sự rõ ràng (khâu định giá tài sản đảm bảo, thu thập thông tin về khách hàng.). Do đó các chi nhánh của ngân hàng cần chủ động phân chia các nội dung công việc giữa các bộ phận liên quan đảm bảo có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận , rút ngắn tối đa thời gian xử lý các giao dịch.
Đồng thời, ngân hàng cần yêu cầu cán bộ thẩm định thường xuyên báo cáo tình hình công việc, chủ động, tích cực đưa ra những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện hoặc những hạn chế của nội dung thẩm định như các nội dung thẩm định còn chưa phù hợp, thiếu sót. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.