Kết quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 45 - 65)

Nam

2.2.2.1 Doanh số giao dịch và dư nợ bảo lãnh

Với những chính sách về nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày càng phát triển trong những năm gần đây.

Bảng 2.4: Doanh số và dư nợ bảo lãnh tại BIDV giai đoạn 2012-2014

giảm giảm

Doanh số bảo lãnh 49.201 62.846 27,73% 83.289 32,53%

Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh tại BIDV giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Bảng kết quả hoạt động bảo lãnh của BIDVcác năm 2012-2014

Biểu đồ 2.3: Dư nợ bảo lãnh tại BIDV giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV các năm 2012-2014

Ket quả bảng 2.4 cho thấy doanh số bảo lãnh phát sinh tăng dần qua các năm từ 2012-2014. Doanh số bảo lãnh năm 2013 là 62.846 tỷ đồng, tăng 27,73% so với năm 2012. Năm 2014, doanh số đạt giá trị rất cao là 83.289 tỷ đồng với mức tăng trưởng 32,53% so với năm 2013. Tốc độ tăng doanh số cao thể hiện hoạt động bảo lãnh tại BIDV được mở rộng, mang lại nhiều lợi ích: nâng cao uy tín và tăng thu nhập

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu từ phí bảo lãnhcho ngân hàng. Những con số này đã thể hiện sự tăng trưởng rất lớn của BIDV trong538,8 894,5 1089,1 hoạt động bảo lãnh. Năm 2013, nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng đã gặp nhiều vấn đề khó khăn tuy nhiên doanh số bảo lãnh tăng với tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 khá lớn, chứng tỏ bản lĩnh kinh doanh của ngân hàng. Năm 2014, mức độ tăng trưởng doanh số bảo lãnh cao. Sự tăng trưởng như vậy các đối tượng kinh tế đã sử dụng dịch vụ bảo lãnh nhiều hơn nhờ nền kinh tế năm 2014 đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Bên cạnh đó chính là sự nỗ lực lớn của ngân hàng, các chi nhánh đã thực hiện hoạt động này một cách hiệu quả. BIDV đã tạo được uy tín đối với khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, góp phần làm cho bảo lãnh trở thành thế mạnh. Ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn và quy trình xử lý nhanh chóng, tạo sự tin tưởng cao và thuận tiện nhất cho khách hàng. Như vậy, trong những năm qua, ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào hoạt động bảo lãnh. Đồng thời, dư nợ bảo lãnh giai đoạn 2012- 2014 cũng tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013. Năm 2012 dư nợ bảo lãnh chỉ là 44.754 tỷ đồng, đến năm 2013 giá trị này đạt 53.998 tỷ đồng, tăng 20,66% so với năm 2012. Đến năm 2014, dư nợ bảo lãnh đạt 67.996 tỷ đồng, tăng 13.998 tỷ đồng so với năm 2013, tương đương với mức tăng 25,92%. Dư nợ bảo lãnh tăng đặt ra cho ngân hàng vấn đề cần chú trọng chất lượng các khoản bảo lãnh và công tác thẩm định nhiều hơn.

2.2.2.2 Thu phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh là khoản phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Đây là một trong những nguồn thu nhập của ngân hàng và cũng là yếu tố để ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh thông qua biểu phí của mình.

Hoạt động bảo lãnh (đặc biệt là bảo lãnh trong nước) là thế mạnh của BIDV, trong những năm qua, BIDV tiếp tục khẳng định ưu thế và vị trí dẫn đầu thị trường trong hoạt động này. Bên cạnh các sản phẩm bảo lãnh trong nước gắn liền với thương hiệu của BIDV trong lĩnh vực xây dựng, BIDV tích cực phát triển các loại hình bảo lãnh quốc tế, các loại hình bảo lãnh mới với hàm lượng công nghệ cao như bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu online (BIDV là 1 trong 2 ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ này). Nhờ đó, BIDV đã thu được nguồn phí lớn từ hoạt động này.

Bảng 2.5: Thu phí dịch vụ từ hoạt động bảo lãnh tại BIDV giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: tỷ đồng

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng

BL dự thầu 9.806,

3 22% 11.393,6 21,1% 14.619,1 21,5%

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDVcác năm 2012-2014

Theo bảng số liệu 2.5 thì khoản thu từ phí bảo lãnh trong 3 năm đều chiếm trên 26% tổng thu từ phí dịch vụ nhưng không có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2012, hoạt động bảo lãnh đóng góp nguồn thu lớn thứ 2 chiếm tỷ trọng 28,6% trong tổng thu dịch vụ của BIDV với 538,8 tỷ đồng, trong đó, tập trung chủ yếu ở bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán. Năm 2013 phí bảo lãnh thu được là 894,5 tỷ đồng, tăng 66,02% so với năm 2011. Mức tăng lớn này do doanh số bảo lãnh trong năm 2013 tăng rất mạnh. Phí bảo lãnh năm 2014 là 1089,1 tỷ đồng, chiếm 26,76% tổng phí thu từ dịch vụ và tăng 21,76% so với năm 2013. Tình hình phí bảo lãnh có sự biến động qua các năm, chưa có được sự ổn định. Năm 2013 tăng mạnh so với 2012, điều này có thể là do doanh số bảo lãnh tăng cao đặc biệt là gia tăng các gói bảo lãnh có giá trị lớn như bảo lãnh dự thầu hay bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Như vậy, để đảm bảo được sự ổn định và thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa, ngân hàng cần nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm bảo lãnh đồng thời đưa ra các chiến lược thu hút khách hàng nhiều hơn.

2.2.2.3 Cơ cấu bảo lãnh

a) Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh

Ngân hàng chủ yếu thực hiện các loại bảo lãnh như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu. Số sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng hiện tại khá đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào bảo lãnh truyền thống, bảo lãnh mới như bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu là chưa nhiều.

40

Bảng 2.6: Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích

đồng BL hoàn tạm ứng 12.173,1 27,2% 15.656, 5 29% 20.874,8 30,7% BL thanh toán 2.237, 7 5% 2.969,9 5,5% 3.467,8 5,1% BL bảo hành 4.922, 9 11% 5.561,8 10,3% 4.351,7 6,4% BL khác 671,3 1,5% 1.359 2,5% 612 0,9% Tổng dư nợ BL 44.754 100% 53.998 100% 67.996 100%

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng B/L trong nước 35.463 79,24% 41.265 76,42% 50.895 74,85% B/L quốc tế 9.291 20,76% 12.733 23,58% 17.101 25,15% Tổng dư nợ B/L 44.754 100% 53.998 100% 67.996 100%

Nguồn: Ban Quản lý tín dụngBIDV

Biểu đồ 2.4: Mức tăng trưởng của các loại bảo lãnh

Đơn vị: tỷ đồng

30.000,00 25.000,00

■ Năm 2012 BNam 2013 ■ Năm 2014

Nguồn: Ban Quản lý tín dụng BIDV

41

Qua bảng số liệu 2.6 và biểu đồ 2.3 nhìn chung bảo lãnh thực hiện hợp đồng là chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng và bảo lãnh dự thầu. Xu hướng phát triển của các loại bảo lãnh nhìn chung đều là có sự tăng trưởng về doanh số nhưng tỷ trọng có sự thay đổi nhỏ qua các năm. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có tỷ trọng các năm đều chiếm trên 30% và có xu hướng biến động nhẹ. Tiếp theo là bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng chiếm trên 27% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây là những loại hình bảo lãnh đem lại khoản phí lớn cho ngân hàng tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Đặc biệt, các hoạt động bảo lãnh khác gồm bảo lãnh thuế, bảo lãnh nhận hàng còn chiếm tỷ trọng nhỏ và có sự giảm sút trong năm 2014. Như vậy, đối với những hoạt động bảo lãnh mới này, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa, vì đây đều là những sản phẩm bảo lãnh có tiềm năng trong tương lai.

b) Cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi bảo lãnh

Bảo lãnh phân theo phạm vi bao gồm bảo lãnh trong nước và bảo lãnh quốc tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với không chỉ BIDV mà còn là vấn đề của nhiều NHTM khác đó là sự chênh lệch lớn về doanh số bảo lãnh trong nước với bảo lãnh nước ngoài, được thể hiện qua bảng số liệu:

Bảng 2.7: Cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, ngân hàng thực hiện bảo lãnh trong nước nhiều hơn so với bảo lãnh quốc tế. Bảo lãnh trong nước chiếm trên 70% doanh số bảo lãnh.

Năm 2012, doanh số bảo lãnh trong nước 35.463 tỷ đồng, chiếm 79,24% tổng doanh số. Năm 2013 tăng lên 41.265 tỷ đồng, chiếm 76,42% tổng doanh số; đến năm 2014, doanh số bảo lãnh trong nước là 50.895 tỷ đồng, chiếm 74,85% tổng doanh số bảo lãnh. Như vậy, có thể thấy doanh số bảo lãnh trong nước và bảo lãnh quốc tế đều tăng dần giá trị qua các năm, nhưng tỷ trọng của bảo lãnh trong nước giảm dần; tỷ trọng bảo lãnh quốc tế tăng dần. Điều này do, những năm qua, ngân hàng chú trọng hơn tới hoạt động bảo lãnh quốc tế, do hoạt động này mang lại thu nhập cao. Doanh số bảo lãnh quốc tế năm 2012 là 9.291 tỷ đồng; năm 2014 đạt tới 17.101 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần. Những con số này cho thấy ngân hàng đang có xu hướng phát triển phù hợp với bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay. Song điều này không có nghĩa ngân hàng không chú ý tới bảo lãnh trong nước, mà ngược lại buộc ngân hàng cung ứng nghiệp vụ bảo lãnh hoàn thiện hơn, đảm bảo phù hợp yêu cầu khách hàng, tăng doanh số bảo lãnh trong nước và bảo lãnh quốc tế, tăng thu nhập cho ngân hàng.

1.3.4 Thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.2.4 Rủi ro kỹ thuật

Mặc dù hiện nay BIDV đã ban hành quy chế thống nhất thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trên toàn hệ thống, tuy nhiên thực tế thì việc hướng dẫn cụ thê nghiệp vụ vẫn chưa cụ thể, rõ ràng và việc tuân thủ quy trình thực hiện chưa chặt chẽ đã dẫn đến một số rủi ro sau:

a) Rủi ro thẩm định sai thông tin khách hàng

Khi tiến hành thẩm định khách hàng có hai khoản mục thông tin quan trọng cần lưu ý đó là thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo.

• Về thẩm định khách hàng: Trong khâu thẩm định thông tin khách hàng những rủi ro có thể mắc phải là đánh giá sai khả năng tài chính, tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh xin cấp bảo lãnh, hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của khách hang... cũng như những thông tin liên quan đến bên nhận bảo lãnh. Do đó có thể ngân hàng không phát hiện việc bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cấu kết nhằm lừa đảo ngân hàng.

• Về tài sản bảo đảm: Theo quy định hiện nay thì tại BIDV, các chi nhánh yêu cầu bảo đảm cho cam kết bảo lãnh bằng nhiều hình thức đa dạng như: ký quỹ, thế

chấp, cầm cố hợp đồng tiền gửi, bất động sản và động sản,... Trong những năm gần đây, kinh tế gặp nhiều khó khăn để đảm bảo an toàn vốn ngân hàng luôn yêu cầu có tài sản đảm bảo. Rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải ở đây chính là việc thẩm định giá trị và khả năng phát mại tài sản đảm bảo vì tài sản đã đem cầm cố, thế chấp ngân hàng tuyệt đối không được chuyển nhượng. Biện pháp cuối cùng khi khách hàng mất khả năng thanh toán, ngân hàng đem bán đấu giá để thu hồi nợ và lãi vay của khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù có quy định chặt chẽ hơn về tài sản bảo đảm ngân hàng vẫn gặp một số rủi ro:

- Tài sản bảo đảm xảy ra tranh chấp: việc tài sản bảo đảm xảy ra tranh chấp nguyên nhân không chỉ do khách hàng không khai báo trung thực, cán bộ ngân hàng thẩm định không kỹ càng và có những biện pháp bảo đảm khác mà còn có thể xuất phát từ sự sai sót của chính cơ quan chức năng.

- Tài sản bảo đảm không tồn tại: trường hợp này xảy ra khi ngân hàng nhận chính

lô hàng của hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.

- Cho vay vượt hạn mức giá trị tài sản bảo đảm: Hiện nay BIDV có quy định cụ thể hạn mức cho từng lợi hình tài sản bảo đảm và đặc điểm của tài sản. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân vẫn có trường hợp ngân hàng cho vay cao hơn quy định gây tổn thất khi thanh lý tài sản giá trị không đủ bù đắp tổn thất.

- Tài sản bảo đảm bị thanh lý mà không được phép của ngân hàng: rủi ro này phát sinh khi khách hàng sau khi thế chấp tài sản tại ngân hàng nhưng tự ý bán mà không thông báo và thỏa thuận với ngân hàng.

Rủi ro xảy ra với ngân hàng, cụ thể là tại một chi nhánh, khi khách hàng đã sử dụng hợp đồng kinh tế giả mạo để yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh. Do năng lực thẩm định và phân tích khách hàng của cán bộ ngân hàng chưa tốt, việc kiểm tra phê duyệt của lãnh đạo ngân hàng cũng có vấn đề nên khách hàng đã lừa đảo chiếm đoạt được 3 tỷ đồng trong tổng số tiền 12 tỷ đồng mà ngân hàng đã thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng. Tuy số tiền bị mất không lớn nhưng sự việc chỉ được phát hiện sau khi khách hàng đã chiếm đoạt được số tiền của ngân hàng và cơ quan an ninh vào cuộc.b) Rủi ro phát hành thư bảo lãnh khống

Đây là rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho khách hàng. Khi bên nhận bảo lãnh đến đòi bồi thường theo cam kết bảo lãnh thì ngân hàng có xem xét lại hồ sơ phát hành thì phát hiện ra nhiều sai sót như: (1) trong tờ trình thẩm định, đây là một khách hàng chưa có nhiều giao dịch và uy tín tín dụng cao tại ngân hàng và được áp dụng hình thức bảo đảm khá ưu đãi về yêu cầu đảm bảo tài sản. Công ty đã phải ký quỹ 50% giá trị bảo lãnh và một chiếc xe ô tô đảm bảo 30% giá trị bảo lãnh (2) Trong phê duyệt tín dụng không có bất kỳ chữ ký nào của ban tín dụng. Ngân hàng đã không tiến hành bồi thường cho bên nhận bảo lãnh vì lý do thư bảo lãnh đó không được phát hành đúng quy định, điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng cũng như tổn thất về tài chính khi bên nhận bảo lãnh đệ đơn kiện ngân hàng không thực hiện đúng cam kết.

Mặc dù tại BIDV chưa xảy ra việc làm giả chứng thư bảo lãnh nhưng qua ví dụ từ NHTM khác, BIDV cũng cần xem xét để hạn chế rủi ro cho chính ngân hàng mình. Cụ thể: Việc làm giả chứng thư bảo lãnh của ngân hàng bắt đầu được dư luận chú ý sau sự kiện 2 chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng HSBC bị làm giả. Lợi dụng việc quản lý con dấu của ngân hàng HSBC sơ hở, một nhân viên của ngân hàng này đã lấy dấu đóng lên phôi giấy có biểu tượng HSBC rồi liên hệ với những doanh nghiệp có nhu cầu xin chứng thư bảo lãnh để lừa đảo. Do cần tiền, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận chi 4% để có được chứng thư bảo lãnh này. Cơ quan điều tra đã làm rõ, các chứng thư bảo lãnh mà các đối tượng này làm giả có giá trị lên đến 80 tỷ đồng.

Ngày 14/8, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố những đối tượng đã có hành vi làm giả con dấu của ngân hàng và làm giả dấu tên của Giám đốc chi nhánh ngân hàng này, với mục đích làm giả các văn bản như giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, chứng thư bảo lãnh thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 45 - 65)