Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 83 - 84)

3.3.1.1 Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định

Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến trở ngại trong việc trả nợ. Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với hàng hóa nhập ngoại. Tình trạng buôn lậu vẫn còn nhiều và chưa được ngăn chặn kịp thời, các chính sách đối với các doanh nghiệp về khuyến khích đầu tư hợp lý và thường xuyên thay đổi dẫn đến các doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh nên không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, Nhà nước cần hoạch định chính sách dài hạn về định hướng phát triển, có các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp.

3.3.1.2 Xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện và chặt chẽ cho các giao dich bảo lãnh

Nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ mới ở Việt Nam, các văn bản còn thiếu nhiều. Vì vậy, phải xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng - Luật bảo lãnh để điều chỉnh các giao dịch bảo lãnh một cách đồng bộ. Luật này cần quy định thống nhất và cụ thể mọi quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch, phân định rõ các khái niệm có liên quan đến hoạt động bảo lãnh, tạo một khung pháp lý chuẩn mực cho các bên tham chiếu.

Mặt khác, trong hoạt động bảo lãnh hiện nay, Việt Nam cũng nên tham gia phê chuẩn công ước quốc tế về hoạt động bảo lãnh như Công ước Liên hiệp quốc tế về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự phòng (Công ước Uncitral). Khi công ước quốc tê này được phê chuẩn và sử dụng sẽ giúp các bên áp dụng thống nhất một điều luật chung trong giao dịch, tránh được tình trạng một trong hai đối tác lựa chọn luật của nhà nước mình áp dụng cho giao dịch, tạo bất lợi cho phía bên kia. Vì thế Việt Nam

phê chuẩn công ước này, các ngân hàng trong nước sẽ có được sự bình đẳng với các đối tác, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình và tránh được rủi ro khi có tranh chấp xảy ra.

3.3.1.3 Củng cố lại hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp được cấp phép tăng nhanh, song số doanh nghiệp thông báo phá sản chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, việc rà soát lại hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động , rút giấy phép đối với nhữn doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả trong nhiều năm, thắt chặt thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là rất cần thiết. Chính phủ cần tiếp tục xếp hạng, đánh giá các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện công khai hóa thông tin kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán và công bố rộng rãi những thông tin cần thiết. Điều này làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh nói riêng, từ đó hạn chế rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.

Có chế tài xử phạt nghiêm minh những doanh nghiệp không thực hiện đúng và đầy đủ chế độ kế toán thống kê, kiểm toán giúp ngân hàng dễ dàng tiến hành thẩm định và theo dõi dựa trên những thông tin khách quan từ Chính phủ. Doanh nghiệp phát triển mạnh và hiệu quả chắc chắn sẽ đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 83 - 84)