Bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 78 - 80)

Con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của công việc. Dưới con mắt của khách hàng, các cán bộ quản lý và nhân viên cùng với các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh là hình ảnh của ngân hàng. Nó phản ánh khả năng, năng lực cũng như uy tín của ngân hàng đó. Hiện nay, BIDV đã có nhiều cán bộ bộ phận bảo lãnh có nhiều kinh nghiệm tuy nhiên, để hạn chế rủi ro xảy ra đối với một hoạt động phức tạp như bảo lãnh thì ngân hàng cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức.

3.2.3.1 về nghiệp vụ

Đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh qua các lớp đào tạo chuyên môn, ngân hàng cũng phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn; liên kết hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn, tiếp cận công nghệ, kỹ thuật, trình độ,... đáp ứng những chuẩn mực quốc tế đồng thời tổ chức các buổi tổng kết để đúc rút kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động bảo lãnh.

Đối với các cán bộ có trình độ và thời gian cống tác nhất định, ngân hàng nên thực hiện đào tạo nâng cao, với nội dung đào tạo gắn với thực tiễn, phương pháp đào tạo là trau dồi, hướng dẫn thảo luận. Với nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế đòi hỏi cán bộ ngân hàng không chỉ am hiểu về những quy định bảo lãnh trong nước và quốc tế mà còn về những nghiệp vụ khác liên quan, các tình huống phát sinh trong thương mại quốc tế rất phức tạp đòi hỏi những cán bộ cao cấp, do đó ngân hàng nên tổ chức đào tạo chuyên sâu. Những cán bộ mới tuyển dụng, cán bộ từ nghiệ vụ khác chuyển sang, ngân hàng nên thực hiện đào tạo cơ bản với phương pháp đào tạo bài bản, lý thuyết gắn với liên hệ thức tế.

Ngoài kiến thức nghiệp vụ, cán bộ thực hiện bảo lãnh cần được nâng cao các kỹ năng cần thiết như kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng thu thập phân tích thông tin, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích tổng hợp tư duy. để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

3.2.3.2 về tư cách đạo đức nghề nghiệp

Ngân hàng cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ ngân hàng trong cơ chế thị trường. Đồng thời, ngân hàng cần phát huy hơn nữa các phong trào nêu gương tốt tại các đơn vị thông qua chính sách khen thưởng thỏa đáng và quy định kỷ luật nghiêm khắc những hành vi sai trái của một bộ phận cán bộ.

3.2.3.3 về chế độ đãi ngộ

Cùng với việc đề ra những tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng công tác ngân hàng nên có một chính sách đãi ngộ xứng đáng về lương, thưởng đối với cán bộ, tập thể có thành tích, sang kiến trong quan hệ kinh doanh và ký kết hợp đồng. Đây là những hoạt động cần thiết nhằm khuyến khích tinh thần làm việc và góp phần nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm những

tập thể, cá nhân vi phạm dưới bất kỳ hình thức nào để không làm ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng và kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 026 (Trang 78 - 80)