Định hướng phát triển chung của BIDV trong năm 2015 và thời gian tới với các mục tiêu:
- Hoàn tất quá trình chuyển đổi BIDV thành Ngân hàng TMCP đại chúng niêm yết; hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến lược) và hướng đến xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cường năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại việt Nam;
- Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;
- Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tư, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;
- Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính,
nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;
- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ hai trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
Bên cạnh định hướng phát triển kinh doanh chung thì ngân hàng cũng đề ra định hướng cụ thể cho nghiệp vụ bảo lãnh để hạn chế rủi ro và phát triển nghiệp vụ này, đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo lãnh của khách hàng, nâng cao uy tín cạnh tranh trên thị trường.
- Tiếp tục tăng doanh số bảo lãnh đồng thời giảm dư nợ bảo lãnh, từ đó tăng nguồn thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh. Lựa chọn bảo lãnh cho những khách hàng có tiềm lực tài chính lành mạnh, uy tín, có mục đích bảo lãnh phù hợp, phương án sản xuất kinh doanh ổn định.
- Nâng cao chất lượng bảo lãnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục, hoàn thiện các
loại bảo lãnh truyền thống; tiếp tục mở rộng các loại hình bảo lãnh: bảo lãnh quốc tế, bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu... phục vụ nhu cầu khách hàng và phát triển nền kinh tế.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có hoạt động bảo lãnh theo hướng tin học hóa các khâu thanh toán, truyền thông tin, xử lý hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên về nghiệp vụ bảo lãnh.
- Đề ra chính sách phí phù hợp và có tính cạnh tranh hơn, nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng.
- Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với ngân hàng trong và ngoài nước, các định chế tài chính trên thế giới.
3.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam