Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 27 - 36)

Mở rộng tín dụng là việc ngân hàng thực hiện những biện pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Đó không chỉ là sự tăng lên của tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, dư nợ cho vay hay số lượng khách hàng mà còn là sự tăng lên cả về quy mô cũng như chất lượng, cơ cấu của khoản mục vay cần được đặt trong hoàn cảnh kinh tế cụ thể để có thể đưa ra những kết luận chính xác.

Để đo lường mở rộng tín dụng đối với DNVVN ta thường dùng một số chỉ tiêu sau: 1.3.3.1. Chỉ tiêu định lượng Mở rộng số lượng khách hàng là DNVVN +Mức tăng số lượng khách hàng là DNVVN: MSL=St- st-1 Trong đó: MSL : Mức tăng số lượng khách hàng là DNVVN St : Số lượng khách hàng là DNVVN năm thứ t St-1: Số lượng khách hàng là DNVVN năm thứ (t-1)

^ Số lượng khách hàng là chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay về qui mô cũng như ngành nghề kinh doanh. Số lượng khách hàng càng nhiều nghĩa là ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vốn của càng nhiều người hơn.

+ Tốc độ tăng số lượng khách hàng là DNVVN (TLSL)

MSL TLSL= X 100%

ɔt-i

φ Ý nghĩa: Phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng DNVVN năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

Scv „,

TTSL= -∣X× 100% Trong đó:

TTSL : Là tỷ trọng số lượng khách hàng là DNVVN SCV : Số DNVVN được ngân hàng cho vay

S : Tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng

φ Ý nghĩa: Phản ánh tỷ lệ khách hàng là DNVVN trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng đối với ngân hàng.

Mở rộng quy mô tín dụng đối với DNVVN

- Dư nợ tín dụng đối với DNVVN tại một thời điểm thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN tại thời điểm đó.

+ Tăng trưởng dư nợ tín dụng:

MDL = DNt - DNt.1 Trong đó:

MDN : là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN DNt : là dư nợ tín dụng năm t đối với DNVVN DNt-I : là dư nợ tín dụng năm t-1 đối với DNVVN

φ Ý nghĩa: Tăng trưởng dư nợ tín dụng cho thấy sự tăng lên về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng.

Neu MDN > 0: phản ánh ngân hàng đã mở rộng tín dụng.

Neu MDN < 0: phản ánh ngân hàng đã thu hẹp tín dụng đối với DNVVN.

+ Tốc độ tăng dư nợ tín dụng:

TL≈>N = ≡^X"≡I

φ Ý nghĩa: TLDN cho biết tốc độ tăng dư nợ tín dụng ngân hàng của năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

+ Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN:

___ DNTD

TTDN = × 100% Trong đó:

DNTD : là dư nợ tín dụng đối với DNVVN. DN : Tổng dư nợ của ngân hàng.

φ Ý nghĩa: TLDN phản ánh dư nợ tín dụng của các DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng.

- Tăng trưởng doanh số cho vay DNVVN

MDS= DSt — DSt-1 Trong đó:

MDS: Là mức tăng doanh số cho vay đối với các DNVVN

DSt: Là doanh số cho vay đối với DNVVN năm thứ t DSt-1: Là doanh số cho vay đối với DNVVN năm thứ (t-1)

- Mở rộng điều kiện cho vay

Dư nợ không có TSĐB

Tỷ trọng cho vay không có TSĐB = ---

Tổng dư nợ cho vay

- Mở rộng kỳ hạn cho vay

Dư nợ cho vay ngắn hạn

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn = ---

Tổng dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay trung - dài hạn

Tỷ trọng cho vay trung dài hạn =---

Tổng dư nợ cho vay

Mở rộng tín dụng đối với DNVVN đi kèm với kiểm soát chất lượng tín dụng.

+Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với DNVVN.

Nợ quá hạn năm (t) Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với DNVVN = ---

Nợ xấu năm (t) Tỷ lệ nợ xấu khi cho vay đối với DNVVN = ---

Tổng dư nợ năm (t)

^ Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Nợ xấu là các khoản nợ nhóm 2, 3, 4. Nợ quá hạn, nợ xấu là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng có tốt hay không.

1.3.3.2. Chỉ tiêu định tính

Sự đa dạng của các phương thức vay vốn: Mở rộng phương thức cho vay nghĩa là đa dạng hóa các phương thức cho vay. Các DNVVN có sự đa dạng về ngành nghề, quy mô nên với mỗi nhu cầu khác nhau của các doanh nghiệp này thì đòi hỏi cần có sự đa dạng trong các hình thức cho vay để có thể đáp ứng được nhu cầu của đa số các doanh nghiệp đó. Ví dụ: các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại cần những khoản vay không thường xuyên để phục vụ hoạt động kinh doanh có tính chất thời vụ của mình như cho vay từng lần. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, họ cần có sự bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo thanh toán bằng ngoại tệ... Do đó, các ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức vay vốn để mở rộng cho vay một cách toàn diện.

Đối tượng khách hàng: Các DNVVN chiếm đa số trong tổng số các doanh nghiệp, hoat động trải dài ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh như nông lâm, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, thương mại. Sự đa dạng của các DN ở các ngành nghề kinh doanh đã góp một phần không nhỏ làm cho tín dụng ngân hàng cũng được mở rộng.

Chất lượng của khách hàng vay vốn: Chất lượng của khách hàng DNVVN được đánh giá thông qua nhiều góc độ như chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, uy tín và lòng tin của khách hàng. Ngoài ra, việc đánh giá, nhìn nhận chất lượng công tác quản trị điều hành trong các doanh nghiệp và tuân thủ các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn lao động, trách nhiệm xã hội.cũng là điều kiện cần thiết. Tinh thần tích cực tham gia xây dựng chính sách, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch cũng thể hiện chất lượng của các doanh nghiệp này.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3.4.1. Nhân tố khách quan

Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, chính sách và quy định của NHNN

Trong mỗi giai đoạn, thời kỳ cụ thể Đảng và Nhà nước luôn có chủ trương phát triển, thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại trong nước nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Trong đó, NHNN thường là cầu nối để thực hiện các mục tiêu đó. Chính phủ thường có quy định về các chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp từ đó NHNN có thể giảm lãi suất hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ mặt bằng lãi suất để giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với tín dụng của NHTM, đây cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tiến hành mở rộng tín dụng.

Môi trường kinh doanh

+ Kinh tế: Ngân hàng và doanh nghiệp tồn tại trên môi trường kinh tế với tư cách là các tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Không những vậy, nền kinh tế ổn định còn giúp hoạt động của các DN diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, khủng hoảng, lạm phát nên có khả năng trả nợ đúng hạn đúng kế hoạch, việc mở rộng tín dụng cũng đơn giản hơn.

+ Pháp lý: Hoạt động tín dụng của ngân hàng được quy định chặt chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành. Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất còn ngân hàng thì thuận lợi trong quyết định cho vay. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây ra những rủi ro trong hoạt động cho vay như khách hàng có hành vi lừa đảo, cán bộ tín dụng có hành vi sai trái... ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

+ Các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn

Tại cùng một địa bàn không chỉ có các NHTM quốc doanh, tư nhân mà còn có cả các quỹ tín dụng. Khách hàng là các DNVVN có quyền lựa chọn làm việc với tổ

chức tín dụng nào phù hợp nhất, đem lại lợi ích kinh doanh nhất đối với họ, vì vậy hoạt động tín dụng và sự cạnh tranh của các đối tượng cùng địa bàn là vấn đề có ảnh hưởng lớn khi ngân hàng có quyết định mở rộng tín dụng.

1.3.4.2. Nhân tố chủ quan

• Nhân tố từ phía ngân hàng

+ Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng có đi đúng hướng, phù hợp với tình hình kinh tế thị trường trong từng thời kỳ thì mới có những kế hoạch triển khai phù hợp, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Những kế hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động tín dụng như: kế hoạch huy động vốn, tăng trưởng tín dụng...

+ Chính sách tín dụng đối với DNVVN: Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Chính sách tín dụng bao gồm: Chính sách khách hàng, chính sách quy định về sản phẩm, tài sản bảo đảm, chính sách phí hay lãi suất tín dụng.. .Một chính sách tín dụng mà linh hoạt, chặt chẽ, đồng bộ thì sẽ xây dựng phương hướng cho cán bộ tín dụng, thu hút khách hàng vay vốn, đảm bảo cho khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ đường lối chính sách của Nhà nước. Ngược lại, một chính sách tín dụng không thống nhất, không đúng đắn sẽ tạo ra nhưng quyết định sai lệch cho hoạt động tín dụng, dẫn đến những rủi ro tín dụng khôn lường, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn.

+ Quy trình tín dụng: Là những bước cụ thể mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho đến khi ra quyết định, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Vì vậy, để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay thì ngân hàng phải tạo ra quy trình tín dụng gọn nhẹ, khoa học, phù hợp điều kiện DNVVN. Một quy trình tín dụng hiệu quả sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời hạn chế được các thủ tục không cần thiết, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và ngược lại.

+ Trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ tín dụng: Chất lượng cán bộ là cơ sở, là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng một cách hệ thống, đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, linh hoạt. Bên cạnh đó, nhân viên ngân hàng phải có hiểu biết rộng về các lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội để có cái nhìn, đánh giá chính xác về khách hàng, từ đó có thể đưa ra hạn mức cấp tín dụng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đồng thời giúp ngân hàng tạo dựng được mối quan hệ tốt với những khách hàng tiềm năng. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng không có đầy đủ kiến thức, năng lực, không nắm vững các quy định cho vay của ngân hàng thì sẽ dẫn đến việc không xác định đúng được năng lực của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án đầu tư, khiến doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời. Còn nếu đánh giá tính khả thi của dự án cao hơn thực tế thì làm tăng nhiều rủi ro cho ngân hàng.

+ Hệ thống thông tin tín dụng: Một hệ thống hữu hiệu, nắm bắt kịp thời chính xác luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét và đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, đề phòng được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

+ Kiểm soát nội bộ: Trong quá trình cho vay, kiểm soát tín dụng là hoạt động thường xuyên, cần thiết, giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro và có các biện pháp ứng phó được với những tình huống bất ngờ. Công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn thực hiện đối với bản thân ngân hàng (quy trình vay, quản lý vốn) để loại trừ cán bộ có phẩm chất không trung thực, tham ô, gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của ngân hàng.

Nhân tố từ phía DNVVN

+ Khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng: Ngân hàng sẽ không dám mạo hiểm cho vay đối với khách hàng không có uy tín hoặc uy tín bị giảm sút, khả năng tài chính đang có vấn đề. Việc sử dụng hệ thống kế toán chuẩn, báo cáo

tài chính kịp thời, công khai, minh bạch và đã được kiểm toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng. Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, trung thực, minh bạch thì tạo dựng được niềm tin cho nhân viên ngân hàng, thiết lập được mối quan hệ lâu dài đối với ngân hàng.

+ Tính khả thi của phương án vay vốn: Khi cho vay đối với một khách hàng thì ngân hàng thường quan tâm nhiều đến ba nhân tố: phương án sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm, nguồn trả nợ. Tính khả thi của phương án quyết định rất nhiều đến khả năng của doanh nghiệp trong việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng vì phương án vay vốn thể hiện kế hoạch của doanh nghiệp trong việc dự định sử dụng vốn. Tính khả thi càng hiệu quả bao nhiêu thi khả năng ngân hàng tài trợ sẽ nhiều bấy nhiêu.

+ Thiện chí và tính trung thực trong việc cung cấp các thông tin của doanh nghiệp: Đây là yếu tố quan trong giúp ngân hàng thẩm định được hồ sơ vay vốn có chính xác hay không, nhất là trong điều kiện nguồn thông tin trong ngân hàng còn hạn hẹp, các thiết bị công nghệ thông tin còn hạn chế. Một doanh nghiệp có tính trung thực cao thì sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài với ngân hàng.

+ Trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về thủ tục và quy chế cho vay của ngân hàng: Trong khi lập hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp phải tìm hiểu các thủ tục của ngân hàng quy định. Từ đó mới lập được hồ sơ đúng theo chuẩn của ngân hàng yêu cầu. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN Việt Nam còn hạn chế xuất phát từ chính sự hiểu biết của doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w