Tình hình nợ xấu của các DNVVN

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 62 - 64)

Giai đoạn năm 2011, 2012 là giai đoạn mà tình hình nợ xấu được coi là trọng điểm đối với toàn bộ ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Á Châu nói riêng khi mà tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 3,3% trong khi năm 2012 con số này lên đến 8,8%. Tại chi nhánh nếu năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 1,53% thì sang năm 2011, 2012 con số này đã tăng mạnh lần lượt là 1,96% và 2,51%. Đây là dấu hiệu đáng báo động về công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh cũng như khả năng quản lý, thu hồi nợ vay. Tuy đẩy mạnh, mở rộng cho vay nhưng ngân hàng cũng nên cân nhắc về chất lượng tín dụng của những khoản vay đó - sự đánh đổi giữa rủi ro mất đi và lợi nhuận mà chi nhánh nhận được để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và an toàn cho toàn hệ thống. Cụ thể tình hình nợ xấu tại chi nhánh trong 3 năm gần đây như sau:

Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu đối với DNVVN của ACB - Hà Nội qua các năm gần đây

Lợi nhuận từ cho vay DNVVN 43,34 77,02 59,31 Lợi nhuận từ cho vay của chi nhánh 113,62 163,02 124,85

Nguyên nhân thứ nhất là do đây là những năm mà chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với DNVVN, gia tăng hoạt động cho vay hỗ trợ cho các doanh nghiệp không có TSĐB, chính vì vậy rủi ro tiềm ẩn đối với chi nhánh ngày càng tăng cao. Nguyên nhân thứ 2 là do trong bối cảnh kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng, hoạt động của các DNVVN bị ảnh hưởng khá nhiều, họ khó tiêu thụ hàng hóa trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào, giá xăng, điện đặc biệt là năm 2011 tăng cao, trong khi năm 2012 là năm mà nền kinh tế chưa phục hồi. Ngoài ra tình hình nợ xấu của chi nhánh cũng được lý giải là do từ năm 2009 đến năm 2012, chi nhánh mới mở thêm 3 chi nhánh nữa là chi nhánh Văn Quán, chi nhánh Hà Đông và chi nhánh Nam Hà Nội, các chi nhánh mới hoạt động chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ quản lý rủi ro tương đối thấp nên đôi khi chưa thúc giục thu hồi nợ của các doanh nghiệp nên xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu.

Điểm đáng khen ngợi là nợ nhóm 5 giảm rõ rệt trong năm 2012, từ 1,65% xuống còn 1,07%, tuy nhiên nguy cơ mất vốn của ngân hàng đối với những món nợ nhóm này vẫn rất cao. Ngoài ra so sánh với một số chi nhánh khác cùng hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ở mức trung bình, điển hình là chi nhánh Thăng Long trong cùng hệ thống Hà Nội, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 2,61%. Trong thời gian tới ngân hàng cần đặc biệt lưu tâm đến việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN và quản lý tình hình nợ quá hạn, nợ xấu theo đúng kể hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w